Người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố khi tham gia tố tụng có quyền gì?

Khi một cá nhân/pháp nhân bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố sẽ phải có mặt và hợp tác làm việc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vậy khi đến làm việc họ được thực hiện những quyền gì để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho mình?

  1. Quyền của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố.

Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt giới tính, dân tộc, thành phần địa vị xã hội do đó khi tiến hành tố tụng, trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự khi tiếp xúc, làm việc với những người tham gia gia tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về quyền của người bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố tại Điều 57. Theo đó họ có quyền:

  1. Được thông báo về hành vi bị tố giác, bị kiến nghị khởi tố;
  2. Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
  3. Trình bày lời khai, trình bày ý kiến;
  4. Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
  5. Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
  6. Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
  7. Được thông báo kết quả giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố;
  8. Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

 

Người bị tố giác, kiến nghị khởi tố có quyền mời luật sư STC tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Người tham gia tố tụng có quyền mời luật sư STC tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

2.Thời hạn trả lời tố giác, kiến nghị khởi tố.

Khoản 1, Điều 147 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn giải quyết, trả lời như sau:

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, có quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Căn cứ quy định trên, thời hạn cơ quan có thẩm quyền phải trả lời tố giác, kiến nghị khởi tố là 20 ngày, kể từ ngày nhận được tin.

Tuy nhiên, Khoản 2 điều luật quy định thêm thời gian gia hạn đối với trường hợp vụ việc nhiều tình tiết phức tạp, việc kiểm tra, xác minh ở nhiều nơi thì cơ quan tố tụng có thể kéo dài việc giải quyết nhưng không quá 02 tháng. Nếu vẫn không thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn 02 tháng có quyền gia hạn 01 lần nhưng không quá 02 tháng. Thẩm quyền gia hạn này do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hiện.

Như vậy, tổng thời hạn tối đa để giải quyết và trả lời cho người tham gia tố tụng trong trường hợp này không quá 04 tháng và 20 ngày.

Để tìm hiểu thêm các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 về vấn đề liên quan, hãy liên hệ số Hotline 0988873883 để được luật sư STC tư vấn miễn phí.

 

 

 

 

0988873883