HÀNH VI CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH TRONG GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh được xem là một động lực thúc đẩy cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải hành vi nào cũng là cạnh tranh lành mạnh, thực tế đã có nhiều hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh đã xảy ra, gây nhiều bấp cập và thiệt hại cho nền kinh tế, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân có liên quan. 

1.Khái niệm

Theo Khoản 6 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

Như vậy có thể hiểu cạnh tranh không lành mạnh là tất cả những hành động trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng.  Cạnh tranh không lành mạnh có thể làm hạn chế cũng như triệt tiêu cạnh tranh đồng nghĩa với việc triệt tiêu động lực phát triển kinh tế và xâm hại lợi ích của cộng đồng cũng như xã hội.

  1. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được hiểu là những hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng.

Tại Việt Nam, định nghĩa về hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định tại khoản 6 điều 3 của Luật cạnh tranh Việt Nam 2018 như sau: “ Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.

  1. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Thiệt hại mà hành vi gây ra có thể là hiện thực đã xảy ra hoặc cũng có thể chỉ là tiềm năng khi có căn cứ để xác định hậu quả chắc chắn sẽ xảy ra nếu không có biện pháp ngăn chặn hành vi.

Về đối tượng thực hiện: Chủ thể thực hiện hành vi cạnh tranh bao gồm các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các hiệp hội ngành nghề. Đôi khi, thực tế phát sinh những tình huống một số tổ chức phi kinh tế, các đơn vị truyền thông… thực hiện những hành vi xâm phạm đến quyền cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp, ví dụ tung tin không trung thực về doanh nghiệp, về hàng hóa. dịch vụ…

Đối tượng chịu thiệt hại của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là các doanh nghiệp khác và người tiêu dùng (khách hàng). Những nhóm doanh nghiệp chịu thiệt hại do các hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường được hiểu là các đối thủ cạnh tranh của các doanh nghiệp thực hiện hành vi. Đối với người tiêu dùng, khi các cơ quan chức năng đã xác định được có ảnh hưởng của hành vi không lành mạnh lên người tiêu dùng, cần có sự khoanh vùng, định vị rõ ràng. Bên cạnh đó còn có một đối tượng không mang tính tiêu biểu đó là Nhà nước. Đối với trường hợp này, chỉ có thể đặt vấn đề bảo vệ lợi ích của Nhà nước khi bị xâm hại tại những nền kinh tế Nhà nước tham gia sâu vào hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trực tiếp với các thành phần kinh tế khác trên thị trường.

Bản chất của hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi trái với  nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, “chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh” là thuật ngữ mang tính trừu tượng và khó xác định. Bởi vậy đặc điểm này đòi hỏi cơ quan xử lý phải có những hiểu biết và có được sự đánh giá sâu sắc về thực tiễn thị trường để có thể phân định được rằng hành vi nào là hành vi đi ngược lại với chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh trong một thời điểm nhất định, bên cạnh đó cũng đòi hỏi pháp luật cạnh tranh cần được chỉnh lý, bổ sung để phù hợp với thực tiễn.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

 

6 NGUYÊN TẮC CỦA HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI

Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Vì vậy, khi các bên hoạt động thương mại cần phải tôn trọng các nguyên tắc trong hoạt động thương mại. Tại bài này, Luật STC sẽ giới thiệu các nguyên tắc trong hoạt động thương mại tại Luật thương mại năm 2005

Luật thương mại năm 2005 đưa ra 5 nguyên tắc về hoạt động thương mại, đó là:

  • Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại
  • Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại
  • Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên
  • Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại
  • Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng
  • Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
  1. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật 

Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại. Không phân biệt đó là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, hay công ty cổ phần, hoặc công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đều phải tuân thủ các quy định pháp luật Việt Nam về hoạt động thương mại. (Căn cứ Điều 10 Luật Thương mại 2005)

  1. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận

Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

Cũng như quan hệ dân sự, nguyên tắc tự do, tự nguyện và tôn trọng sự thỏa thuận của các bên đều được nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó. Việc Công ty có vị thế lớn không được áp đặt, cưỡng ép hay ngăn cản các công ty nhỏ để giành lợi ích kinh tế, điều này vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện và thỏa thuận trong luật thương mại.

(Căn cứ Điều 11 Luật Thương mại 2005)

  1. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Nguyên tắc này áp dụng với các bên có mối quan hệ thương mại lâu dài, thường xuyên. Khi các bên hợp tác nhiều lần, thói quen chung được thiết lập sẽ được mặc nhiên áp dụng, miễn là thói quen được thiết lập không trái quy định pháp luật.

(Căn cứ Điều 12 Luật Thương mại 2005)

  1. Nguyên tắc áp dụng tập quán 

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.

Đưa ra quy định này các nhà làm luật dự phòng đến trường hợp các bên lần đầu hợp tác, nhưng không có cách hiểu giống nhau về một số khái niệm, dẫn đến tranh chấp thì sẽ áp dụng tập quán thương mại để giải quyết.

(Căn cứ Điều 13 Luật Thương mại 2005)

  1. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng

Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.

Nếu có sự không rõ ràng trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa mình kinh doanh, doanh nghiệp sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu thu hồi sản phẩm đang lưu thông, tiến hành xử phạm vi phạm hành chính nếu có.

Ví dụ: Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa có công văn thu hồi ba loại mỹ phẩm được sản xuất tại Pháp do hai công ty chịu trách nhiệm đưa ra thị trường không trung thực về tài liệu giấy ủy quyền trong hồ sơ công bố sản phẩm. Cục Quản lý dược nêu rõ lý do thu hồi sản phẩm do hai công ty chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường nêu trên không trung thực về tài liệu giấy ủy quyền trong hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm. Việc thu hồi các sản phẩm nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Cụ thể, các sản phẩm bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc gồm:

1: Sản phẩm mỹ phẩm Bioderma Crealine H2O Solution Micellaire 500ml; nhà sản xuất: Naos Les Laboratoires, France; Công ty TNHH MTV XNK Thành Nam chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

2: Sản phẩm mỹ phẩm Bioderma Sebium H2O Purifying Cleansing Micellar Water 500ml/16.9 Fl.Oz; nhà sản xuất: Naos Les Laboratoires, France; Công ty TNHH MTV XNK Thành Nam chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

3: Sản phẩm mỹ phẩm Bioderma Purifying Cleansing Micelle Solution; nhà sản xuất: Laboratoires Léa, France; Công ty TNHH Đào tạo và Cung ứng dịch vụ chăm sóc gia đình chuyên nghiệp chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

Cục Quản lý dược yêu cầu sở y tế các địa phương thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm nêu trên ở địa bàn ngừng ngay việc lưu thông, sử dụng, tiến hành thu hồi sản phẩm và trả về cơ sở cung ứng sản phẩm; kiểm tra, giám sát các đơn vị thực hiện thông báo này; xử lý các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.

Công ty Thành Nam, Công ty TNHH đào tạo và cung ứng dịch vụ chăm sóc gia đình chuyên nghiệp gửi thông báo thu hồi tới những nơi phân phối, sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm nêu trên; tiếp nhận sản phẩm trả về từ các cơ sở kinh doanh và tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm không đáp ứng quy định.

(Căn cứ Điều 14 Luật Thương mại 2005)

  1. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu

Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản. (Căn cứ Điều 15 Luật Thương mại 2005)

Thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. (Căn cứ khoản 12, Điều 4 Luật giao dịch điện tử 2015)

Như vậy, việc các bên trao đổi thỏa thuận qua thư điện tử, điện thoại, ký kết hợp đồng điện tử được pháp luật thương mại thừa nhận giá trị pháp lý. Việc này giúp các bên có khoảng cách địa lý xa nhau, khi ký kết hợp đồng điện tử có giá trị tương đương văn bản giấy, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc giữa các bên.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

Quy tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử

Trong bối cảnh thương mại toàn cầu đang diễn ra mạnh mẽ, việc thực hiện giao kết hợp đồng truyền thống đang dần được thay thế bởi một phương thức giao kết là hợp đồng điện tử. Khi thực hiện giao kết thông qua hợp đồng điện tử các doanh nghiệp đã giảm đáng kể được chi phí, thời gian giao dịch, dễ dàng trong việc tiếp xúc với khách hàng và thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, để đảm bảo sử dụng hình thức hợp đồng này đúng quy định pháp luật và đảm bảo tính pháp lý, mọi người cần nắm vững đầy đủ các nội dung, quy định của pháp luật điều chỉnh hiện hành.

Căn cứ pháp lý: Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11

  1. Khái niệm giao kết hợp đồng điện tử (Điều 36)

Khái niệm: là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng

Trong giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu

  1. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử (Điều 35)

Các nguyên tắc trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử bao gồm:

-Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.

-Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật giao dịch điện tử và pháp luật về hợp đồng.

-Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó

Lưu ý:

Trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, thông báo dưới dạng thông điệp dữ liệu có giá trị pháp lý như thông báo bằng phương pháp truyền thống (Điều 38)

-Mặc dù được thừa nhận về giá trị pháp lý, tuy nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng có thể áp dụng Hợp đồng điện tử. Bản chất Hợp đồng điện tử là một “Hình thức” của hợp đồng. Vì vậy, phụ thuộc vào pháp luật chuyên ngành điều chỉnh nếu có quy định về hình thức mà ở hình thức đó Hợp đồng điện tử không thể đáp ứng thì không áp dụng Hợp đồng điện tử.Phổ biến nhất hiện nay là: Các loại hợp đồng yêu cầu chứng thực/công chứng

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

Tiêu chí về nội dung và hình thức đối với hợp đồng điện tử

            Là một hình thức của giao kết dân sự ngày càng phổ biến, hợp đồng điện tử với các tiện ích vượt trội đang thể hiện vai trò của mình trong đời sống. Vậy khi giao kết dân sự dưới hình thức hợp đồng điện tử liệu có sự khác biệt gì so với hợp đồng thông thường về nội dung và hình thức hay không?

1.Về mặt nội dung

Trước tiên chúng ta cần hiểu, hợp đồng điện tử là một hình thức của hợp đồng. Vì vậy, hình thức cơ bản vẫn sẽ tuân theo các quy định của hợp đồng thông thường. Căn cứ Điều 398 Bộ luật dân sự 2015, các bên có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng, một số nội dung phổ biến sau đây:

– Đối tượng của hợp đồng;

– Số lượng, chất lượng;

– Giá, phương thức thanh toán;

– Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

– Phương thức giải quyết tranh chấp.

Bên cạnh đó, nội dung của hợp đồng tùy theo mối quan hệ điều chỉnh sẽ tuân theo luật chuyên ngành điều chỉnh. Ví dụ đối với hợp đồng lao động sẽ bao gồm thêm các nội dung cơ bản như: công việc, địa điểm làm việc, chức danh, mức lương, thời gian làm việc,……

Ngoài ra khi xây dựng hợp đồng điện tử nói riêng hay bất kỳ một hình thức hợp đồng nào khác chúng ta cũng cần chú ý một số trường hợp luật chuyên ngành quy định nội dung hợp đồng phải tuân theo hợp đồng mẫu. Căn cứ các quyết định số 25/2019/QĐ-TTG, số 38/2018/QĐ-TTG, số 35/2015/QĐ-TTG, số 02/2012/QĐ-TTG, các loại hợp đồng phải đăng ký mẫu bao gồm:

– Cung cấp điện sinh hoạt;

– Cung cấp nước sinh hoạt;

– Truyền hình trả tiền;

– Dịch vụ điện thoại cố định mặt đất;

– Dịch vụ thông tin di động mặt đất (hình thức thanh toán: trả sau);

– Dịch vụ truy nhập internet;

– Vận chuyển hành khách đường hàng không;

– Vận chuyển hành khách đường sắt;

– Mua bán căn hộ chung cư, các dịch vụ sinh hoạt do đơn vị quản lý khu chung cư cung cấp.

Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí về hợp đồng điện tử

2.Về mặt hình thức

Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo Điều 33 Luật giao dịch điện tử 2005.

Hình thức của thông điệp dữ liệu được quy định tại Điều 10 Luật giao dịch điện tử 2005 như sau: “Thông điệp dữ liệu được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác”

Như vậy tuy không có quy định cụ thể về hình thức nhưng chúng ta có thể thấy được hình thức của hợp đồng điện tử mà pháp luật nước ta hiện đang công nhận.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

Giá trị pháp lý của Hợp đồng điện tử

           Hiện nay, giao kết hợp đồng điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến với những lợi ích có thể kể đến như: tiết kiệm được thời gian và chi phí di chuyển; giao kết hợp đồng điện tử với các đối tác trong và ngoài nước một cách dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện…Song bên cạnh đó vẫn còn những cá nhân, doanh nghiệp chưa chưa áp dụng vì lỗi lo rủi ro pháp lý. 

1.Khái niệm hợp đồng điện tử

Trước tiên chúng ta cần hiểu thông điệp dữ liệu là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử theo khoản 12 Điều 4 Luật giao dịch điện tử 2005

Về khái niệm, theo Điều 33 Luật giao dịch điện tử 2005: “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”

 

Liên hệ Luật STC để được tư vấn về Hợp đồng điện tử

2.Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử

Căn cứ Điều 34 Luật giao dịch điện tử 2005: “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”

Căn cứ Điều khoản 1 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 cũng quy định: “ …Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.”

            Như vậy, Hợp đồng điện tử được pháp luật nước ta thừa nhận giá trị pháp lý. Với bản chất vẫn là một hợp đồng, để có giá trị pháp lý và hiệu lực ràng buộc các bên giao kết, hợp đồng đó phải đáp ứng các điều kiện theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  2. b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  3. c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
  4. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

HỦY BỎ HỢP ĐỒNG VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ

           Giao kết hợp đồng là nhu cầu phổ biến trong đời sống xã hội ngày một phát triển như hiện nay. Song không phải lúc nào việc thực hiện hợp đồng cũng dễ dàng và đem lại lợi ích tốt nhất cho cả hai bên. Vậy hủy bỏ hợp đồng có phải bồi thường thiệt hại hay không? Sau đây, STC cùng Quý khán giả sẽ tìm hiểu các quy định này.

1.Hủy bỏ hợp đồng là gì?

 Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác định, thay đổi, chất dứt…  Như vậy, hủy bỏ hợp đồng có thể hiệu là sự chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã được các bên giao kết trước đó.

2.Quyền hủy bỏ hợp đồng

Điều 423 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền hủy bỏ hợp đồng của một bên và không phải bồi thường thiệt hại nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận

– Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng: Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng

– Trường hợp khác do luật quy định

Chú ý: Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

 3.Một số trường hợp cụ thể:

3.1. Hủy bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

Điều 424 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“1. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng.

  1. Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này.”

Nhu vậy, bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trong một một khoảng thời gian hợp lý.

3.2 Hủy bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

Điều 425 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Ở đây, bên hủy bỏ hợp đồng cần chứng minh việc bên kia không có khả năng thực hiện nghĩa vụ làm cho mục đích của hợp đồng không đạt được. Khi đó mới có căn cứ hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bên kia bồi thường thiệt hại.

3.3 Hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng

Điều 426 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau :

“Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng.

Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351 và Điều 363 của Bộ luật này.”

Trên thực tế, bên có quyền không phải lúc nào cũng lựa chọn phương án hủy bỏ hợp đồng như quy định của điều luật mà còn có thể lựa chọn các phương án khác khi có sự vi phạm hợp đồng đảm bảo lợi ích cho các bên chủ thể…

Lưu ý: Trừ tường hợp có thỏa thuận khác.

-Phải bồi thường bằng tiền

-Yếu tố thời gian và không gian có thể ảnh hường đến giá trị tài sản

Liên hệ Luật STC để tư vấn về pháp lý hợp đồng

4.Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng

Việc hủy bỏ hợp đồng dẫn đến một loạt các hậu quả sau:

– Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

-Các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi chi phí hợp lý

-Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng lúc trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

-Bên bị thiệt hại do hành vi phi phạm nghĩa vụ của bên kia có quyền yêu cầu bồi thường

-Trường hợp hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ thì bên hủy bỏ hợp đồng được coi là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự

5.Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng:

Tuân thủ theo Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 có nội dung như sau:

“Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.           “

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

HỢP ĐỒNG TRAO ĐỔI TÀI SẢN

         Khi quá trình sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng, con người tham gia vào càng nhiều các giao dịch dân sự như mua bán, vay, mượn, trao đổi… Là một trong những hình thức giao dịch phổ biến, Hợp đồng trao đổi tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành cũng có những đặc thù nhất định.

1.Khái niệm

Căn cứ khoản 1 Điều 455 Bộ luật dân sự 2015 định nghĩa hợp đồng trao đổi tài sản như sau: “Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.”

Hợp đồng trao đổi tài sản là hợp đồng nhằm chuyển giao quyền sở hữu tài sản. Thông thường, hợp đồng mua bán tài sản là dùng tiền để mua tài sản, còn hợp đồng trao đổi tài sản là dùng tài sản đổi lấy tài sản.

2.Đặc điểm của hợp đồng trao đổi tài sản

-Là hợp đồng song vụ: Thể hiện ở điểm các bên trong hợp đồng trao đổi đều có quyền và nghĩa vụ với bên kia.

-Là hợp đồng có đền bù: hợp đồng là sự trao đổi tài sản và quyền sở hữu tài sản của các bên cho nhau. Các tài sản đem trao đổi là lợi ích mà các bên hướng tới. Khi một bên nhận được lợi ích (tài sản) thì phải chuyển cho bên kia một lợi ích (tài sản) khác.

 

Liên hê Luật STC để tư vấn về hợp đồng trao đổi tài sản3.Quyền và nghĩa vụ của các bên

Trong hợp đồng trao đổi tài sản, mỗi bên đều được coi là người mua và người bán. Do vậy, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ được xác định theo hợp đồng mua bán tài sản. Căn cứ khoản 4 Điều 455 Bộ luật dân sự 2015:

“Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 430 đến Điều 439, từ Điều 441 đến Điều 449 và Điều 454 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản.”

Bên cạnh đó các quyền và nghĩa vụ còn được bổ sung bởi những quy định đặc thù riêng của hợp đồng trao đổi tài sản riêng được nêu ở phần 4 dưới đây.

4.Một số quy định đặc thù đối với hợp đồng trao đổi tài sản

– Về hình thức: Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định ( khoản 2 Điều 455 Bộ luật dân sự 2015)

– Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. ( khoản 3 Điều 455 Bộ luật dân sự 2015)

-Thanh toán giá trị chênh lệch: Trường hợp tài sản trao đổi chênh lệch về giá trị thì các bên phải thanh toán cho nhau phần chênh lệch đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác ( Điều 456 Bộ luật dân sự 2015)

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

HỢP ĐỒNG MUA BÁN TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ

Là một trong những loại hợp đồng phổ biến nhất trong đời sống và hoạt động kinh doanh, thương mại, hợp đồng mua bán tài sản được hướng dẫn chi tiết tại Mục 1, Chương XVI Bộ luật dân sự 2015. Luật STC sẽ cùng quý khách hàng tìm hiểu về những quy định cơ bản của loại hợp đồng này.

1.Khái niệm

Điều 430 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

“Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán…”

Như vậy, hợp đồng mua bán được hình thành từ sự thỏa thuận giữa hai bên:

-Bên bán: Là bên có tài sản thuộc sở hữu của mình cần chuyển giao cho người khác để có một khoản tiền nhất định.

-Bên mua: Là bên có nhu cầu sở hữu một tài sản nhất định nên chấp nhận chuyển giao cho bên kia một khoản tiền để được sở hữu tài sản.

Do đó, hợp đồng mua bán tài sản chỉ có thể xác lập chừng nào các bên đã thỏa thuận được với nhau về đối tượng mua bán và giá mua bán tài sản.

2.Đặc điểm pháp lý

Về mặt pháp lý, hợp đồng mua bán gồm 03 đặc điểm pháp lý:

-Là hợp đồng song vụ: Bên bán và bên mua đều có quyền và nghĩa vụ đối nhau. Trong hợp đồng này, bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền; ngược lại, bên mua có quyền yêu cầu bên bán chuyển giao tài sản.

-Là hợp đồng có đền bù: Khoản tiền mà bên mua tài sản phải trả cho bên bán tài sản là khoản đền bù về việc mua bán tài sản.

-Chuyển giao quyền sở hữu từ người bán sang người mua

3.Nội dung của hợp đồng mua bán tài sản

Nội dung của hợp đồng mua bán có thể gồm ( nhưng không giới hạn ) những nội dung chính như sau (Các điều khoản đều thuộc Bộ luật dân sự 2015):

-Đối tượng của hợp đồng: là tài sản theo Điều 105 Bộ luật dân sự 2015 thuộc quyền sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán. Trường hợp tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó. (Điều 431)

-Chất lượng của tài sản: Do các bên thỏa thuận, ngoài ra cần đối chiếu thêm với các tiêu chuẩn, quy chuẩn nếu có ( Điều 432)

-Giá và phương thức thanh toán: ( Điều 433)

+Theo thỏa thuận của các bên hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên. Trường hợp pháp luật, cơ quan có thẩm quyền quy định thì tuân theo quy định đó.

+ Nếu không có thỏa thuận: xác định theo giá thị trường, tập quán tại địa điểm và thời điểm ký kết hợp đồng

-Thời hạn thực hiện hợp đồng ( Điều 434)

– Địa điểm và phương thức giao tài sản ( Điều 435, 436)

-Quyền và nghĩa vụ các bên

-Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng

Nhìn chung, các bên có thể tự do thỏa thuận các điều khoản sao cho không trái với quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có thỏa thuận và/hoặc thỏa thuận ko rõ ràng sẽ áp dụng các quy định của pháp luật, tập quán trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

0988873883