4 HÌNH THỨC KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Trong quá trình xây dựng bộ máy nhân sự của tổ chức hay doanh nghiệp thì kỷ luật lao động được coi là yếu tố không thể thiếu. Kỷ luật lao động quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong việc tuân thủ nội quy lao động và tuân thủ nội quy do pháp luật quy định. Pháp luật lao động hiện nay quy định 4 hình thức xử lý sau: 

1.Kỷ luật lao động

Điều 117 – Bộ luật Lao động 2019, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Theo đó, ta có thể hiểu kỷ luật lao động là những quy tắc xử sự về việc tuân thủ nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động, là cơ sở để đảm bảo việc thực hiện công việc được thực hiện một cách thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo trật tự tại nơi làm việc. Vậy nên nếu người lao động vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm thì sẽ áp dụng các hình thức xử lý khác nhau.

Liên hệ Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí
Liên hệ Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí

2.Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Điều 124 – Bộ luật Lao động 2019 quy định 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải. Cụ thể là:

2.1. Khiển trách.

Là hình thức xử lý lao động mang tính chất nhẹ nhất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động. Tùy thuộc vào nội quy lao động của từng nơi làm việc thì hành vi áp dụng hình thức khiển trách sẽ khác nhau.

2.2. Kéo dài thời hạn không quá 06 tháng

Là hình thức xử lý lao động khi đó người lao động sẽ bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định.

2.3. Cách chức.

Là hình thức kỷ luật lao động đối với người được bổ nhiệm đang giữ một chức vụ nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.

2.4. Sa thải

Đây là hình thức kỷ luật lao động mang tính chất nặng nhất đối với người lao động khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động nghiêm trọng; là hình thức làm chấm dứt chức vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của người lao động. Các trường hợp được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải bao gồm:

a.Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

b.Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

c.Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật Lao động 2019

d.Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Những trường hợp được coi là không có lý do chính đáng là những trường hợp không bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.