TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI
Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định trách nhiệm của pháp nhân thương mại trong quá trình hoạt động với 15 nhóm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tránh những rủi ro pháp lý có thể gặp phải trong quá trình hoạt động.
1.Pháp nhân thương mại là gì?
Điều 75 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
– Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.
– Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
– Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
Theo điều 75 BLHS 2015, Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;
– Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;
– Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;
– Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.
Chú ý: Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân
3.Pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự khi vi phạm những tội gì?
Khoản 11, điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Pháp nhân thương mại nào vi phạm các tội dưới đây mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Gồm 15 nhóm tội:
– Buôn lậu: Đ188
– Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới: Đ189
– Sản xuất, buôn bán hàng cấm: Đ190
– Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm: Đ191
– Sản xuất, buôn bán hàng giả: Đ192,193,194,195
– Đầu cơ: Đ196
– Trốn thuế, mua bán hóa đơn chứng từ: Đ200,203
– Liên quan đến chứng khoán: Đ209,210,211
– Liên quan đến bảo hiểm: Đ213,216
– Vi phạm về cạnh tranh: Đ217
– Liên quan đến sở hữu trí tuệ: Đ225,226
– Liên quan đến nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, bảo vệ rừng…: Đ227, 232,234
– Liên quan đến môi trường: Đ235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246
– Tài trợ khủng bố: Đ300
– Rửa tiền: Đ324
4.Các hình phạt được áp dụng. Theo điều 33 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hình phạt như sau:
-Hình phạt chính bao gồm:
+Phạt tiền;
+Đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
-Hình phạt bổ sung bao gồm:
+Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;
+Cấm huy động vốn;
+Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.
-Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.
Công ty Luật TNHH STC
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0988873883
Email: stclawfirm.vn@gmail.com
Website: https://stclawfirm.com/
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.