Công nhận cha cho con
Thủ tục yêu cầu công nhận cha conlà thủ tục cần thiết nhằm mục đích giúp cho quan hệ cha con được pháp luật công nhận, cha con ruột có thể hưởng các quyền được quy định trong pháp luật liên quan như quyền nuôi dưỡng, quyền thừa kế….
1. Quyền nhận cha cho con
Quyền nhận cha cho con được quy định tại Điều 90 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (LHNGĐ) như sau:
“Điều 90. Quyền nhận cha, mẹ
1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.
2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha”.
2. Cơ quan có thẩm quyền công nhận quan hệ cha con
“Điều 92. Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp người có yêu cầu chết
Trong trường hợp có yêu cầu về việc xác định cha, mẹ, con mà người có yêu cầu chết thì người thân thích của người này có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho người yêu cầu đã chết.”
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con bao gồm:
Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. - Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này. Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”
3. Hồ sơ yêu cầu
Hồ sơ gồm có:
- Đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha, mẹ con;
- CMND, sổ hộ khẩu của các bên;
- Giấy tờ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con;