Cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Thực tế hoạt động thi hành án vẫn tồn tại nhiều trường hợp pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định thi hành án của Tòa án. Trong những trường hợp đó, phải có quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành án. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại?
Căn cứ pháp lý:
-Luật thi hành án hình sự 2019
-Nghị định 44/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2020

1. Đối tượng áp dụng cưỡng chế thi hành án
– Pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành cưỡng chế.

2. Nguyên tắc áp dụng cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
-Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
-Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.
-Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong.
-Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án.
-Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có liên quan trong cưỡng chế thi hành án.

3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Các biện pháp bao gồm:
-Phong tỏa tài khoản.
-Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
-Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

4. Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế
Các biện pháp bao gồm:
-Biện pháp phong tỏa: Mục đích ngăn chặn việc tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản
+Áp dụng khi có dấu hiệu cho thấy pháp nhân thương mại có hành vi tẩu tán hoặc làm hư hại tài sản
+Người đã ra quyết định cưỡng chế có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan, chính quyền địa phương nơi pháp nhân thương mại đóng trụ sở hoặc nơi có tài sản
-Huy động lực lượng, phương tiện để đảm bảo thi hành án:
+Áp dụng khi pháp nhân thương mại bị cưỡng chế có hành vi chống đối không thực hiện quyết định cưỡng chế
+Thẩm quyền yêu cầu: Cơ quan thi hành án hình sự
-Thuê khoán cơ quan, tổ chức cá nhân có chuyên môn phù hợp:
+Áp dụng sau khi khấu trừ tiền trong tài khoản, xử lý chứng khoán, bán đấu giá tài sản kê biên.
+Thẩm quyền yêu cầu: Cơ quan thi hành án hình sự

5. Chi phí cưỡng chế thi hành án
Chi phí cưỡng chế thi hành án được xác định trên cơ sở thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương. Các chi phí bao gồm:
-Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế;
-Chi phí thù lao cho người định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản;
-Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;
-Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên;
-Chi phí chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế;
-Chi phí thực hiện biện pháp tư pháp;
-Chi phí thực tế khác (nếu có).

Lưu ý:
-Chi phí cưỡng chế được tạm ứng từ ngân sách nhà nước và được hoàn trả ngay sau khi thu được tiền của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế.
-Pháp nhân thương mại bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0988873883
Email: stclawfirm.vn@gmail.com
Website: https://stclawfirm.com/
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.