HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN
Điều 457 Bộ luật Dân sự xác định: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Hiểu rõ một số quy định liên quan đến tặng cho tài sản sẽ giúp các bên thực hiện việc tặng cho đúng thủ tục, được pháp luật công nhận hiệu lực.
1.Có 2 loại tài sản tặng cho: Tặng cho động sản và tặng cho bất động sản
Điều 458 Bộ luật Dân sự quy định: (1) Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (2) Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Điều 459 quy định về tặng cho bất động sản: (1) Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.(2) Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
2.Hậu quả của việc cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình.
Điều 460 quy định Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình, cụ thể: Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.
Như vậy, bên tặng cho phải chịu trách nhiệm do lỗi của mình bằng việc thanh toán thêm chi phí vào giá trị tài sản tặng cho trong trường hợp chủ sở hữu lấy lại tài sản của họ.
3.Nghĩa vụ thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho
Nếu tài sản tặng cho có khuyết tật thì bên tặng cho có nghĩa vụ phải thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quy định tại Điều 461.
4. Tặng cho tài sản có điều kiện. Điều 462 Bộ luật Dân sự quy định
-Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.
– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.
Công ty Luật TNHH STC
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0988873883
Email: stclawfirm.vn@gmail.com
Website: https://stclawfirm.com/
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.