Không có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân có được nhận thừa kế?
Mối quan hệ huyết thống hay hôn nhân là việc xác nhận tính họ hàng, dòng họ đặc thù trong văn hóa, xã hội Việt Nam hiện nay. Và hầu hết việc chia thừa kế trong thực tế mặc nhiên được người dân hiểu là chia tài sản cho người thân trong gia đình.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành việc chia thừa kế không còn bị giới hạn trong quan hệ huyết thống và hôn nhân mà đã mở rộng. Qua bài viết này, Luật STC giới thiệu các trường hợp đó.
1.Giới hạn trong quyền để lại tài sản thừa kế
Cá nhân có toàn quyền trong việc để lại tài sản của mình cho người thừa kế thông qua việc để lại di chúc. Căn cứ Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.”
Tại Điều 609 ta thấy được 2 yếu tố:
-Cá nhân có thể lập di chúc để định đoạt tài sản của mình=> Không bị giới hạn về đối tượng có thể nhận di sản.
-Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc=> Các đối tượng như doanh nghiệp, tổ chức….cũng là đối tượng không cùng huyết thống, hôn nhân đầu tiên được phép nhận thừa kế mà chúng ta nhận thấy.
Chú ý: Vẫn tồn tại các đối tượng có quyền nhận di sản không phụ thuộc vào di chúc.
2.Con nuôi, cha mẹ nuôi có được hưởng thừa kế không?
Mối quan hệ cha me nuôi, con nuôi hợp pháp là sau khi đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và xác lập quan hệ cha, mẹ và con.
Theo quy định tại Điều 78 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ nuôi và con nuôi có quyền và nghĩa vụ giống như giữa cha mẹ đẻ và con đẻ. Do đó cha mẹ nuôi và con nuôi cũng thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 BLDS 2015:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Đồng thời tại Điều 653 BLDS 2015:
“Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
Như vậy, con nuôi, cha mẹ nuôi có quyền bình đẳng hưởng thừa kế và được pháp luật bảo vệ. => Quan hệ nuôi dưỡng

3.Con riêng có được hưởng thừa kế của cha kế, mẹ kế?
Điều 654 BLDS 2015 quy định:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.”
Điều 654 có dẫn chiếu đến Điều 653, từ đó ta có thể hiểu mối quan hệ giữa con riêng và cha mẹ kế hoàn toàn được pháp luật bảo hộ trên phương diện quyền thừa kế tương tự cha, mẹ con ruột. => Quan hệ nuôi dưỡng
Tổng kết, như vậy ta có thể thấy pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay không giới hạn về đối tượng thừa kế theo di chúc, điều đó cho phép “người dưng” cũng như những mối quan hệ không cùng huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng vẫn có quyền thừa kế theo di chúc. Yếu tố không giới hạn này chính là tiền đề quyết định cho mọi đối tượng được hưởng di sản từ người đã mất thông qua di chúc.
Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0988873883
Email: stclawfirm.vn@gmail.com
Website: https://stclawfirm.com/
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.