Khi nào được phép chuyển đất phi nông nghiệp sang đất ở?

Đất phi nông nghiệp theo quy định của Luật đất đai 2013 bao gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,… Vậy khi nào được chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở?. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về vấn đề này.

1. Khái quát về đất nông nghiệp

Luật đất đai năm 2013 không giải thích như thế nào là đất nông nghiệp mà chỉ liệt kê các loại đất được phân vào nhóm đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên có thể hiểu đất phi nông nghiệp là nhóm đất không sử dụng với mục đích làm nông nghiệp và không thuộc các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

Theo khoản 2 Điều 10 Luật đất đai 2013 thì nhóm đất phi nông nghiệp gồm các loại đất sau đây:

  • Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
  • Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
  • Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
  • Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
  • Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;
  • Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
  • Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
  • Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
  • Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
  • Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

2. Trường hợp được chuyển đổi đất phi nông nghiệp sang đất ở

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, khi chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính về đất. Nói cách khác, chỉ được chuyển sang đất ở khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển phải có quyết định của UBND cấp huyện nơi có đất, tổ chức muốn chuyển phải có quyết định của UBND cấp tỉnh nơi có đất).

3. Trình tự thủ tục chuyển mục đích sang đất ở

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu chuyển mục đích cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

 – Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất (ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT);

– Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Bước 2. Nộp và tiếp nhận hồ sơ

– Nơi nộp hồ sơ:

Cách 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất

Cách 2: Nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất

– Tiếp nhận hồ sơ:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ thì bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và trao phiếu tiếp nhận cho người nộp.

+ Nếu hồ sơ thiếu, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Giai đoạn này thì người dân cần lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất của mình là nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế.

Bước 4. Trả kết quả

Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Điều kiện, trình tự thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trông lúa chủ yếu được thực hiện khi đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng giá trị cao.

1. Điều kiện khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa cần phải đáp ứng những yêu cầu luật định  nhằm bảo đảm sử dụng đất có hiệu quả nhưng không sai mục đích sử dụng đất.

Theo khoản 1 Điều 56 Luật Trồng trọt 2018 và khoản 1 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của cấp có thẩm quyền phê duyệt.
  • Không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.
  • Trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 120 cm (1,2 mét) so với mặt ruộng.

2. Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Khoản 3 Điều 13 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa như sau:

Bước 1: Gửi hồ sơ

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây hàng năm, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản; hộ gia đình, cá nhân trong nước sử dụng đất trồng lúa hợp pháp có nhu cầu chuyển sang trồng cây lâu năm gửi 01 bản đăng ký đến UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn) theo Mẫu số 04.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP.

Bước 2: Tiếp nhận và xử lý yêu cầu

– Trường hợp bản đăng ký chuyển đổi không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, UBND cấp xã phải hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung bản đăng ký.

– Nếu bản đăng ký chuyển đổi hợp lệ và phù hợp với kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa của UBND cấp xã, trong thời gian 05 ngày làm việc, UBND cấp xã có ý kiến “Đồng ý cho chuyển đổi”, đóng dấu vào bản đăng ký, vào sổ theo dõi và gửi lại cho người sử dụng đất.

– Trường hợp không đồng ý, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người dân theo Mẫu số 05.CĐ Phụ lục X ban hành kèm theo Nghị định 94/2019/NĐ-CP. 

Phân biệt chuyển đổi quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất

Chuyển đổi quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất là hai trường hợp hoàn toàn khác nhau nhưng trên thực tế nhiều người vẫn có sự nhầm lẫn. Bài viết phân biệt hai khái niệm này.

Tiêu chí

Chuyển đổi

Chuyển mục đích sử dụng đất

Khái niệm

Là một hình thức chuyển quyền sử dụng đất, trong đó hộ gia đình, cá nhân trong cùng một xã, phường, thị trấn chuyển giao quyền sử dụng đất nông nghiệp cho nhau thông qua hợp đồng. Là việc thay đổi về mục đích sử dụng đất so với loại đất ban đầu bằng quyết định hành chính trong trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc phải đăng ký đất đai trong trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi nào được thực hiện quyền

Chỉ cần có nhu cầu chuyển đổi và có đủ điều kiện sau:

– Có Giấy chứng nhận (hoặc có quyết định giao đất, cho thuê đất);

– Đất không có tranh chấp;

– Quyền sử dụng đất nông nghiệp không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

– Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài các trường hợp không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì tất cả các trường hợp còn lại chỉ được chuyển từ mục đích này sang mục đích khác khi có quyết định cho phép chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quyết định của UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện).

Mục đích

Chuyển đổi nhằm tạo ra sự thuận lợi cho hoạt động canh tác nông nghiệp Chuyển sang mục đích sử dụng đất khác theo mong muốn của người sử dụng đất

Đối tượng (loại đất)

Chỉ áp dụng đối với đất nông nghiệp và bị giới hạn bởi địa giới hành chính (trong phạm một vi xã, phường, thị trấn) Không phân biệt loại đất được chuyển chỉ cần đăng ký biến động (đối với trường hợp không phải xin phép) hoặc có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng (đối với trường hợp phải xin phép)

Thay đổi về người sử dụng đất

Có thay đổi về người sử dụng đất (hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đổi đất nông nghiệp cho nhau), không thay đổi về mục đích sử dụng đất Không thay đổi về người sử dụng đất, chỉ thay đổi về mục đích sử dụng đất

Thời điểm có hiệu lực

Có hiệu lực khi được cơ quan đăng ký đất đai đăng ký vào sổ địa chính Có hiệu lực khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, trừ trường hợp không phải xin phép

Nghĩa vụ tài chính

Không phải nộp lệ phí trước bạ, tiền sử dụng đất Phải nộp tiền sử dụng đất (hầu hết các trường hợp khi chuyển mục đích sử dụng đất đều phải nộp tiền sử dụng đất, một số ít trường hợp được miễn)

Hồ sơ

Hồ sơ chia thành hai trường hợp: Khi thực hiện “dồn điển đổi thửa” và không thuộc trường “hợp dồn điền đổi thửa”. – Đơn xin chuyển mục đích sử dụng theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo thông tư 30/2014/TT-BTNTM.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ hồng, Sổ đỏ) đã cấp.

Nơi nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

Nếu không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn thì nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa theo quy định hoặc nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai

Nộp tại bộ phận một cửa theo quy định, nơi chưa có bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất

Thời gian thực hiện

Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 20 ngày làm việc đối với các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn. Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất); không quá 25 ngày đối với các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

Khi nào được phép chuyển mục đích sử dụng đất?

Chuyển mục đích sử dụng đất từ loại đất này sang loại đất khác, nhất là đất ở là mong muốn của người sử dụng đất nhưng không phải lúc nào cũng được phép chuyển. 

1. Căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Để chuyển mục đích sử dụng đất cần phải đáp ứng các căn cứ theo Điều 52 Luật đất đai 2013 như sau:

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

2. Các trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất không cần xin phép

Khoản 1 Điều 12 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, các trường hợp sau đây được chuyển mục đích mà không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải đăng ký biến động đất đai bao gồm:

  •  Chuyển đất trồng cây hàng năm sang đất nông nghiệp khác gồm: đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm;
  • Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất nuôi trồng thủy sản sang trồng cây lâu năm;
  • Chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây hàng năm;
  • Chuyển đất ở sang đất phi nông nghiệp không phải là đất ở;
  • Chuyển đất thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp sang đất xây dựng công trình sự nghiệp.

Như vậy, nếu thuộc một trong những trường hợp trên thì người sử dụng đất được phép chuyển mục đích sử dụng đất mà không phải xin phép nhưng phải đăng ký biến động để cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.

3. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép

Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 quy định các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

  • Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
  • Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
  • Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
  • Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
  • Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
  • Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
  • Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

4. Trình tự thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất

Để có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (có dấu đỏ của UBND cấp huyện nơi có đất) thì hộ gia đình, cá nhân thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, người sử dụng đất chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất gồm:

– Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 Thông tư 30//2014/TT-BTNMT;

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).

Bước 2: Nộp hồ sơ

– Nếu địa phương đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại bộ phận một cửa.

– Nếu địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì nộp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết

Căn cứ Điều 52 Luật Đất đai 2013, UBND cấp huyện sẽ ban hành quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nếu có đủ 02 điều kiện sau:

– Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt cho phép khu vực có thửa đất được chuyển mục đích sử dụng.

– Nhu cầu sử dụng đất trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất là chính đáng, hợp pháp (đã được Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất).

Bước 4: Trả kết quả

Thời gian thực hiện: Không quá 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đầy đủ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

Phân biệt tranh chấp đất đai với tranh chấp liên quan đến đất đai

Tiêu chí

Tranh chấp đất đai

Tranh chấp liên quan đến đất đai

Định nghĩa

Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai

Loại tranh
chấp phổ biến

– Tranh chấp giữa người sử dụng đất với cá nhân khác hoặc với Nhà nước (vấn đề bồi thường đất)

– Tranh chấp giữa những người sử dụng chung đất, chung các tài sản gắn liền với đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất

– Tranh chấp giữa 2 cá nhân chưa xác định được ai là người sử dụng đất hợp pháp

– Tranh chấp trong giao dịch đất đai

– Tranh chấp di sản thừa kế là đất đai

– Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất

Bản chất

Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất.

Nói cách khác là những mâu thuẫn, bất đồng giữa các chủ thể trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất hợp pháp. 

Tranh chấp về các vấn đề khác, nhưng có đối tượng là đất đai. Ví dụ:

+ Tranh chấp về vấn đề thừa kế nhưng có đối tượng là đất đai (con cháu tranh chấp quyền thừa kế di sản là đất)

+ Tranh chấp về vấn đề hôn nhân và gia đình nhưng có đối tượng là đất đai (vợ chồng phân chia tài sản chung là đất khi ly hôn)

+ Tranh chấp về vấn đề hợp đồng dân sự nhưng có đối tượng là đất đai (các văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, pháp lý đất…)

Thủ tục hòa giải tại cấp cơ sở

Bắt buộc tiến hành hòa giải ở UBND cấp xã Không bắt buộc hòa giải ở UBND cấp xã, nhưng khuyến khích các bên tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải tại cấp cơ sở

Cơ quan có thẩm quyền
giải quyết

– UBND cấp huyện, UBND cấp tỉnh (giải quyết tranh chấp bằng hình thức khiếu nại)

– Tòa án nhân dân tại nơi có đất tranh chấp (giải quyết tranh chấp bằng hình thức khởi kiện)

Tòa án nhân dân tại nơi xảy ra tranh chấp liên quan đến đất

Cách giải
quyết

Nếu hòa giải tại cơ sở không thành thì có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND huyện, tỉnh hoặc khởi kiện tại tòa án Đương sự có quyền khởi kiện tại tòa án mà không cần thông qua cấp cơ sở

Thời hiệu khởi kiện

Không áp dụng thời hiệu khởi kiện – Đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế (Theo Khoản 1 Điều 623 Bộ Luật Dân sự 2015)

– Đối với tranh chấp liên quan đến giao dịch quyền sử dụng đất: Thời hiệu khởi kiện áp dụng như đối với các tranh chấp về hợp đồng nói chung. Cụ thể là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (Theo Điều 429 Bộ Luật Dân sự 2015)

– Đối với tranh chấp về chia tài sản chung là đất giữa vợ chồng: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện

Về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình. Trước khi hòa giải, UBND xã phải thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân, thu thập các tài liệu liên quan đến vụ việc tranh chấp. Cuộc họp hòa giải phải có sự tham gia của các bên tranh chấp đất đai, trường hợp một trong các bên vắng mặt hoặc vắng mặt đến lần thứ 2 thì coi như việc hòa giải không thành. Theo Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.

Thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế

Khi kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức cần chú ý một số vấn đề về xác định thời điểm mở thừa kế và thời hiệu khởi kiện các vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế, cụ thể:

– Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Việc xác định thời điểm mở thừa kế có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định di sản của người chết để lại, xác định người được hưởng thừa kế, thời hiệu khởi kiện và pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp về thừa kế…

– Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khoản 2 Điều 149 Bộ luật dân sự 2015: 

Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.

Trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc đưa ra yêu cầu không phù hợp quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án.

Trường hợp đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu đúng quy định thì cần làm rõ thời điểm mở thừa kế (thời điểm bắt đầu thời hiệu khởi kiện) và ngày khởi kiện để xác định còn thời hiệu khởi kiện hay đã hết.

Khi xác định thời hiệu khởi kiện về thừa kế, cần lưu ý các quy định về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện (trường hợp sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan), quy định bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án trong BLDS.

– Để xác định thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế cần nắm vững quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 184 BLTTDS, Điều 149 và Điều 623 Bộ luật dân sự 2015, Điều 4 Nghị quyết 02/2016/NQ- HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Án lệ số 26/2018/AL của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và tham khảo mục 1, 2 Phần III Giải đáp vướng mắc số 01/GĐ-TANDTC ngày 25/7/2016 và Phần I Giải đáp vướng mắc số 01/GĐ-TANDTC ngày 05/01/2018 của Tòa án nhân dân tối cao.

Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Đối với trường hợp thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh thừa kế 1990 và hướng dẫn tại Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế, cụ thể là: Thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế được tính từ ngày 10/9/1990.

Đối với trường hợp thừa kế mở từ ngày 10/9/1990 đến trước ngày 01/01/2017 (ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực), thời hiệu khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản được tính từ thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết 58/1998).

Theo đó thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/01/1999 (ngày Nghị quyết 58/1998 có hiệu lực), không tính vào thời hiệu khởi kiện (khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 58/1998).

Trường hợp thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia và di sản thừa kế là nhà ở thì thời hiệu khởi kiện được xác định theo quy định tại Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết 1037/2006).

Theo đó, thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 (ngày Nghị quyết 1037/2006 có hiệu lực) không tính vào thời hiệu khởi kiện (khoản 2 Điều 39 Nghị quyết 1037/2006).

Căn cứ: Hướng dẫn 24/HD-VKSTC ngày 12/5/2021 về nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế.

Nguồn: Thư viện pháp luật.

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 175 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS). Cấu thành tội phạm và khung hình phạt đối với tội phạm này như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ về vấn đề này.

1. Quy định của pháp luật về tội phạm

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 BLHS như sau:

Điu 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm

2.1. Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản của người khác.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Người phạm tội thực hiện các hành vi thông qua các giai đoạn:

+ Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản hoặc hợp đồng khác

+ Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

– Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.

Người phạm tội chiếm đoạt được tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, nếu tài sản có giá trị dưới 4 triệu đồng thì phải kèm theo điều kiện gây hậu quả nghiêm trọng, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xóa án tích mà còn vi phạm mới thì mới cấu thành tội phạm.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Người thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác.

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự

Những năm gần đây, tình trạng lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang trở nên báo động. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ gây thiệt hại đối với Nhà Nước và công dân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng an ninh – trật tự xã hội. Vậy tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được pháp luật xử lý như thế nào? Bài viết làm rõ những quy định của pháp luật về tội phạm này.

1. Quy định về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (gọi tắt BLHS) như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ96.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) (được bãi bỏ)

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm

2.1. Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân. 

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Hành vi của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác mà ngay lúc đó, người bị hại không biết được có hành vi gian dối. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả, không đúng với sự thật nhưng làm cho người bị lừa dối tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.

Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.

2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

2.4. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Tội trộm cắp tài sản

Trộm cắp tài sản là hành vi thường xuyên xảy ra trong những năm gần đây, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản cho người bị hại. Tùy vào mức độ vi phạm mà hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc xử lý hình sự. Bài viết chỉ phân tích trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự.

1. Quy định của pháp luật về tội phạm

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS) như sau:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Li dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng”.

2. Các yếu tố cấu thành tội phạm

2.1. Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm đến quan hệ sở hữu. Nếu sau khi chiếm đoạt tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt có hành vi chống trả để tẩu thoát gây chết hoặc làm bị thương người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện thông qua hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác; lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu, người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng hoàn cảnh mà người quản lý tài sản không biết. Hậu quả xảy ra là tài sản bị chiếm đoạt.

 2.3. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản (dấu hiệu bắt buộc).

2.4. Chủ thể của tội phạm 

Chủ thể của tội phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

Tội cướp giật tài sản

Cướp giật tài sản là hành vi công khai, nhanh chóng giật lấy tài sản trong tay người khác hoặc đang trong sự quản lý của người có trách nhiệm về tài sản rồi tẩu thoát mà không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản. Bài viết làm rõ các yếu tố cấu thành tội phạm và khung hình phạt đối với tội này.

1. Quy định của pháp luật về tội cướp giật tài sản

Tội cướp giật tài sản được quy định tại Điều 171 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS) như sau:

Điều 171. Tội cướp giật tài sản

1. Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

g) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

i) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tn thương cơ thể 61 % trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

c) Làm chết người;

d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng”.

2. Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm

2.1. Khách thể của tội phạm

Tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản và quan hệ nhân thân của người khác.

2.2. Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm được thể hiện ở các hành vi sau:
– Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…;
– Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc: là đe dọa dùng tức khắc sức mạnh vật chất được thể hiện bằng lời nói, cử chỉ hành động đe dọa sẽ tấn công người quản lý tài sản hoặc những người khác nếu không đáp ứng yêu cầu hoặc có ý định ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.

2.3. Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự

2.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

0988873883