TÀI SẢN, ĐĂNG KÝ TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ

        Tôi muốn tìm hiểu về các loại tài sản, việc đăng ký và sở hữu tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015.

           Mục lục bài viết

1.Khái niệm Tài sản? Các loại tài sản theo quy định Bộ luật dân sự 2015

2.Quy định về đăng ký tài sản

3.Quyền sở hữu tài sản và quyền khác đối với tài sản

Giải đáp của Luật STC về nội dung cần tìm hiểu của Quý Khách hàng như sau:

      1.Khái niệm Tài sản:

Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, Điều 105 quy định:

“1.Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

  1. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”.

Điều 107 về Bất động sản và động sản quy định:

  1. Bất động sản bao gồm:
  2. a) Đất đai;
  3. b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
  4. c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
  5. d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
  6. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

Bộ luật Dân sự cũng quy định rõ về tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai tại Điều 108, cụ thể:

“1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.

  1. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
  2. a) Tài sản chưa hình thành;
  3. b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.’

 

2.Quy định về đăng ký tài sản

          Điều 106 của Bộ luật dân sự quy định về Đăng ký tài sản, cụ thể:

“1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản được đăng ký theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đăng ký tài sản.

  1. Quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là động sản không phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật về đăng ký tài sản có quy định khác.
  2. Việc đăng ký tài sản phải được công khai”.

 3.Quyền sở hữu tài sản và quyền khác đối với tài sản

Điều 115 về Quyền tài sản quy định: Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

Về Quyền sở hữu tài sản, Điều 158 quy định: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật.

Điều 159. Quyền khác đối với tài sản được xác định là:

“1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.

  1. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:
  2. a) Quyền đối với bất động sản liền kề;
  3. b) Quyền hưởng dụng;
  4. c) Quyền bề mặt.”

 Trên đây là giải đáp của Luật STC

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC
Trụ sở tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0988873883
Email: stclawfirm.vn@gmail.com
Website: https://stclawfirm.com/
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Thủ tục thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại

Thưa luật sư, hiện nay thủ tục thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại được quy định như thế nào?” Luật STC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về trình tự thủ tục thi hành án hình sự đối với pháp nhân thương mại
Căn cứ pháp lý:
-Luật thi hành án hình sự 2019
-Nghị định 55/2020/NĐ-CP
1. Tiếp nhận bản án, quyết định thi hành án
Cơ quan thi hành án hình sự tiếp nhận, kiểm tra và đề nghị Tòa án ra bản ản, quyết định thi hành án giải thích, sửa chữa nếu cần thiết.
-Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định thi hành án:
+Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự phải ra quyết định phân công cán bộ thụ lý việc thi hành án.
+Cơ quan thi hành án hình sự phải có văn bản yêu cầu pháp nhân thương mại báo cáo về việc thực hiện các công việc, biện pháp để thi hành bản án, quyết định thi hành án, trừ trường hợp đã nhận được báo cáo của pháp nhân thương mại quy định tại khoản 4 Điều này.
+Pháp nhân thương mại phải thực hiện các công việc, biện pháp theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và báo cáo bằng văn bản về kết quả thực hiện cho cơ quan thi hành án hình sự.
2. Xác định cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có trách nhiệm trong thi hành án
Xác định cơ quan quản lý Nhà nước
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự phải ra quyết định về danh sách các cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và gửi văn bản yêu cầu phối hợp tổ chức thi hành án kèm theo quyết định thi hành án
– Văn bản yêu cầu phải nêu rõ nội dung các biện pháp cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại phải thực hiện theo Điều 164 Luật Thi hành án hình sự
Nhiệm vụ của cơ quan quản lý Nhà nước trong thi hành án
-Thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều 164 Luật Thi hành án hình sự được nêu trong văn bản yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự.
-Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan thi hành án hình sự, phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thi hành án hình sự về việc thực hiện yêu cầu trong thi hành án và việc chấp hành án của pháp nhân thương mại để theo dõi, lưu hồ sơ thi hành án.

3. Triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại để thông báo, yêu cầu thi hành án
-Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải gửi giấy triệu tập đến người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại để thực hiện việc thông báo và yêu cầu thi hành án.
Cơ quan thi hành án hình sự gửi thông báo về việc triệu tập và làm việc với người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại cho Viện kiểm sát cùng cấp biết và phân công Kiểm sát viên thực hiện việc kiểm sát (nếu cần thiết).
-Thành phần làm việc với người được triệu tập gồm có: Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự hoặc Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự được ủy quyền chủ trì; cán bộ trực tiếp thụ lý việc thi hành án và một số cán bộ thuộc cơ quan thi hành án hình sự; người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại; đại diện Viện kiểm sát (nếu có). Trường hợp cần thiết, cơ quan thi hành án hình sự có thể mời thêm cán bộ của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại tham dự buổi làm việc. Kết thúc buổi làm việc phải lập biên bản có chữ ký của người chủ trì, người được triệu, tập, cán bộ thụ lý việc thi hành án, đại diện Viện kiểm sát (nếu tham dự buổi làm việc).
-Trường hợp người được triệu tập không thể có mặt theo yêu cầu triệu tập vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì phải báo cáo bằng văn bản và được cơ quan thi hành án hình sự chấp thuận bằng văn bản. Trong trường hợp này, cơ quan thi hành án hình sự lùi buổi làm việc sang thời điểm khác nhưng không được quá thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án.
Trường hợp người được triệu tập cố tình không có mặt theo đúng thời hạn triệu tập thì cơ quan thi hành án hình sự lập biên bản vắng mặt và vẫn tiếp tục tổ chức thi hành án.
4. Công bố quyết định thi hành án, giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp
4.1 Công bố quyết định thi hành án
Kể từ khi nhận được quyết định thi hành án:
-Đối với cơ quan thi hành án hình sự: Trong thời hạn 03 ngày làm việc phải đăng tải quyết định trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình
-Đối với pháp nhân thương mại: Trong thời hạn 03 ngày làm việc phải công bố quyết định đó trên trang thông tin điện tử, ấn phẩm của pháp nhân thương mại và niêm yết công khai tại trụ sở chính và địa điểm kinh doanh của pháp nhân thương mại trong thời gian chấp hành án;
-Riêng đối với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan thi hành án hình sự, phải công bố quyết định thi hành án trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan mình.
Lưu ý: Việc công bố, niêm yết phải được duy trì trong suốt thời gian thi hành án

4.2 Công bố giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp
-Cơ quan thi hành án hình sự công bố giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình ngay sau khi cấp giấy.
-Pháp nhân thương mại thực hiện công bố, niêm yết giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy đó.
-Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại thực hiện việc công bố giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy đó.
Lưu ý: Việc công bố, niêm yết thực hiện như đối với công bố, niêm yết quyết định thi hành án. Thời hạn duy trì tối thiểu 30 ngày, kể từ ngày công bố, niêm yết.
5. Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp
-Đối với hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, cơ quan thi hành án hình sự cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn chấp hành án;
-Đối với hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, khi có căn cứ xác định pháp nhân thương mại không còn khả năng khôi phục hoạt động trở lại thì cơ quan thi hành án hình sự phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại xác minh, lập biên bản làm căn cứ kết thúc việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại;
-Đối với biện pháp tư pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, biện pháp tư pháp buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra, cơ quan thi hành án hình sự cấp giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong biện pháp tư pháp.
Trường hợp pháp nhân thương mại giải thể, phá sản cơ quan thi hành án hình sự tiến hành làm thủ tục kết thúc việc thi hành án như sau:
-Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại để lập biên bản xác định việc pháp nhân thương mại giải thể, phá sản;
-Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định chấm dứt việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại và gửi quyết định đó cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, pháp nhân thương mại và cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại;
-Thực hiện công bố quyết định chấm dứt việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0988873883
Email: stclawfirm.vn@gmail.com
Website: https://stclawfirm.com/
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Chuyển giao nghĩa vụ thi hành án khi pháp nhân thương mại tổ chức lại

“Xin hỏi Luật sư STC: Việc thi hành án hình sự trong trường hợp pháp nhân thương mại tổ chức lại được quy định như thế nào?” Đây là phản hồi của quý đọc giả sau các bài viết gần đây trong lĩnh vực thi hành án hình sự. Để trả lời cho câu hỏi trên, STC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý:
-Luật thi hành án hình sự 2019
-Nghị định 55/2020/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2020

1. Trách nhiệm thi hành án của pháp nhân thương mại kế thừa
Từ thực tế quá trình hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay việc phát sinh nhu cầu tổ chức lại bộ máy đang ngày càng phổ biến, theo quy định của pháp luật các hình thức có thể phát sinh bao gồm:
-Hợp nhất pháp nhân
-Sát nhập pháp nhân
-Chia pháp nhân
-Tách pháp nhân
-Chuyển đổi hình thức của pháp nhân
(Bạn đọc có thể tham khảo chi tiết các hình thức trên tại các Điều 88 đến 92 Bộ luật dân sự 2019)
“Trường hợp pháp nhân thương mại chấp hành án được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật thì pháp nhân thương mại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thi hành án theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan. Pháp nhân thương mại không được lợi dụng việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc giải thể, phá sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án.”
Căn cứ vào Điều 165 Luật thi hành án hình sự 2019, ta có thể thấy dù có thay đổi bộ máy tổ chức, pháp nhân cũ chấm dứt tồn tại thì nghĩa vụ thi hành án vẫn còn tồn tại và được chuyển giao.

2. Xem xét, quyết định việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại khi có kế hoạch tổ chức lại
Bước 1: Thông báo tổ chức lại
Pháp nhân thương mại khi có kế hoạch tổ chức lại phải có văn bản báo cáo cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại về dự kiến việc thực hiện nghĩa vụ thi hành án trong khi tổ chức lại để giải quyết về thủ tục thi hành án. Báo cáo phải nêu rõ tình hình, kết quả chấp hành án; phương hướng, trách nhiệm thi hành án của pháp nhân thương mại sau khi tổ chức lại.

Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại trong khi xem xét, giải quyết cho pháp nhân thương mại được tổ chức lại phải có văn bản thông báo cho cơ quan thi hành án hình sự để chủ động trong việc tổ chức thi hành án khi pháp nhân thương mại tổ chức lại.
Bước 2: Xem xét, giải quyết việc thi hành án
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trao đổi của cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại, cơ quan thi hành án hình sự phải có văn bản đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp cho ý kiến về việc thi hành án đối với pháp nhân thương mại khi tổ chức lại.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự phải có văn bản trả lời cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và pháp nhân thương mại về việc thi hành án khi tổ chức lại.
Bước 3: Cập nhật cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp
Trường hợp pháp nhân thương mại được tổ chức lại, cơ quan thi hành án hình sự có trách nhiệm thông báo về nghĩa vụ thi hành án sau khi tổ chức lại cho Sở Tư pháp nơi pháp nhân thương mại trước khi tổ chức lại có trụ sở để cập nhật vào cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

3. Thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại được chia, tách, sát nhập, hợp nhất
Nguyên tắc:
Đối với trường hợp pháp nhân thương mại được chia, tách: Nội dung, lĩnh vực thi hành án được giao cho pháp nhân thương mại nào thì pháp nhân thương mại đó thực hiện theo nghĩa vụ thi hành án được chuyển giao.
Đối với pháp nhân thương mại được sát nhập, hợp nhất: Pháp nhân thương mại tiếp nhận pháp nhân thương mại đang chấp hành án khi hợp nhất, sáp nhập có trách nhiệm tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án của pháp nhân thương mại được hợp nhất, sáp nhập.
Việc thi hành án căn cứ vào vị trí trụ sở của pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án mà xác định như sau:
-Trụ sở thuộc cùng phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh, phạm vi cấp quân khu của pháp nhân thương mại trước khi tổ chức lại thì cơ quan thi hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân thương mại trước khi tổ chức lại tiếp tục thi hành án
-Trụ sở ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh, ngoài phạm vi cấp quân khu thì:
+Cơ quan thi hành án hình sự nơi pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án có trụ sở tiến hành lập hồ sơ thi hành án và tổ chức thi hành án
+Cơ quan thi hành án hình sự đang thi hành án đối với pháp nhân thương mại trước khi tổ chức lại có trách nhiệm sao gửi tài liệu trong hồ sơ thi hành án cho cơ quan thi hành án hình sự nơi pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ chấp hành án có trụ sở để tổ chức thi hành án.
Lưu ý: Thời gian đã chấp hành án của pháp nhân thương mại trước khi được chia, tách được tính vào thời gian chấp hành án của các pháp nhân thương mại tiếp nhận nghĩa vụ thi hành án.

4. Thi hành án trong trường hợp pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
-Trường hợp pháp nhân thương mại chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì không làm thay đổi nghĩa vụ thi hành án. Pháp nhân thương mại có trách nhiệm báo cáo cơ quan thi hành án hình sự về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
-Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin về việc pháp nhân thương mại chấp hành án chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cho cơ quan thi hành án hình sự để tiếp tục tổ chức thi hành án đối với pháp nhân thương mại.
-Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu tiếp tục thực hiện thi hành án theo quy định của pháp luật

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0988873883
Email: stclawfirm.vn@gmail.com
Website: https://stclawfirm.com/
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại

Thực tế hoạt động thi hành án vẫn tồn tại nhiều trường hợp pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định thi hành án của Tòa án. Trong những trường hợp đó, phải có quy định về biện pháp cưỡng chế thi hành án. Vậy pháp luật hiện hành quy định thế nào về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại?
Căn cứ pháp lý:
-Luật thi hành án hình sự 2019
-Nghị định 44/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2020

1. Đối tượng áp dụng cưỡng chế thi hành án
– Pháp nhân thương mại không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác liên quan đến thi hành cưỡng chế.

2. Nguyên tắc áp dụng cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
-Việc cưỡng chế chỉ được thực hiện khi có quyết định cưỡng chế bằng văn bản của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền.
-Việc quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế phải căn cứ vào hình phạt, biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại, nội dung, tính chất, mức độ, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương.
-Thời hạn áp dụng biện pháp cưỡng chế để bảo đảm thi hành án không quá thời hạn chấp hành hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; thời hạn bảo đảm thi hành biện pháp tư pháp được xác định khi biện pháp tư pháp được thi hành xong.
-Pháp nhân thương mại có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp cưỡng chế trong cùng một thời điểm nếu việc áp dụng một biện pháp cưỡng chế không đủ để bảo đảm thi hành án.
-Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân thương mại, tổ chức, cá nhân có liên quan trong cưỡng chế thi hành án.

3. Các biện pháp cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
Các biện pháp bao gồm:
-Phong tỏa tài khoản.
-Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền bảo đảm thi hành cưỡng chế biện pháp tư pháp (kê biên tài sản).
-Tạm giữ tài liệu, chứng từ, thiết bị chứa dữ liệu điện tử; tạm giữ hoặc thu hồi con dấu của pháp nhân thương mại.

4. Các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế
Các biện pháp bao gồm:
-Biện pháp phong tỏa: Mục đích ngăn chặn việc tẩu tán hoặc làm hư hỏng tài sản
+Áp dụng khi có dấu hiệu cho thấy pháp nhân thương mại có hành vi tẩu tán hoặc làm hư hại tài sản
+Người đã ra quyết định cưỡng chế có quyền yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan, chính quyền địa phương nơi pháp nhân thương mại đóng trụ sở hoặc nơi có tài sản
-Huy động lực lượng, phương tiện để đảm bảo thi hành án:
+Áp dụng khi pháp nhân thương mại bị cưỡng chế có hành vi chống đối không thực hiện quyết định cưỡng chế
+Thẩm quyền yêu cầu: Cơ quan thi hành án hình sự
-Thuê khoán cơ quan, tổ chức cá nhân có chuyên môn phù hợp:
+Áp dụng sau khi khấu trừ tiền trong tài khoản, xử lý chứng khoán, bán đấu giá tài sản kê biên.
+Thẩm quyền yêu cầu: Cơ quan thi hành án hình sự

5. Chi phí cưỡng chế thi hành án
Chi phí cưỡng chế thi hành án được xác định trên cơ sở thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương. Các chi phí bao gồm:
-Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế;
-Chi phí thù lao cho người định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản;
-Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản;
-Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên;
-Chi phí chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế;
-Chi phí thực hiện biện pháp tư pháp;
-Chi phí thực tế khác (nếu có).

Lưu ý:
-Chi phí cưỡng chế được tạm ứng từ ngân sách nhà nước và được hoàn trả ngay sau khi thu được tiền của pháp nhân thương mại bị cưỡng chế.
-Pháp nhân thương mại bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0988873883
Email: stclawfirm.vn@gmail.com
Website: https://stclawfirm.com/
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Pháp nhân thương mại có phải thi hành án hình sự?

Thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại phạm tội là một vấn đề mới được đưa vào Luật thi hành án hình sự 2019. Với đặc thù chủ thể và các hình phạt riêng biệt so với cá nhân phạm tội, Luật thi hành án hình sự 2019 dành riêng Chương XI quy định về đối tượng này. Luật STC sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu một số khái niệm cơ bản trong Thi hành án hình sự với pháp nhân thương mại.

1. Pháp nhân thương mại chấp hành bản án
Căn cứ khoản 20 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2019: “Pháp nhân thương mại chấp hành án là pháp nhân thương mại bị kết án, phải chịu hình phạt, biện pháp tư pháp theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”

2. Thi hành một số hình phạt của pháp nhân thương mại
Tương xứng với các hình phạt của pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, trong lĩnh vực thi hành án cũng đưa ra các khái niệm thi hành án với từng hình phạt:
-Thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc pháp nhân thương mại chấp hành án phải tạm dừng hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động có thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
-Thi hành hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc pháp nhân thương mại chấp hành án phải chấm dứt ngay hoạt động đối với ngành, nghề trong một hoặc một số lĩnh vực bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn hoặc toàn bộ hoạt động bị đình chỉ vĩnh viễn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
-Thi hành hình phạt cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc pháp nhân thương mại chấp hành án không được tiếp tục kinh doanh, hoạt động đối với ngành, nghề trong lĩnh vực bị cấm trong thời hạn theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
-Thi hành hình phạt cấm huy động vốn là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc pháp nhân thương mại chấp hành án không được thực hiện một hoặc một số hình thức huy động vốn trong thời hạn bị cấm theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

3. Cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án
Trong quá trình thi hành án của pháp nhân thương mại phạm tội, sẽ có 02 nhóm cơ quan đặc thù tham gia mà chúng ta cần phân biệt được.
Nhóm 1: Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại chấp hành án
Khái niệm căn cứ khoản 24 Điều 3 Luật thi hành án hình sự 2019: “ Cơ quan quản lý nhà nước đối với pháp nhân thương mại chấp hành án là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đăng ký, cấp giấy phép, chấp thuận cho pháp nhân thương mại hoạt động, giám sát, theo dõi pháp nhân thương mại hoạt động được cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền yêu cầu thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ để bảo đảm thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại chấp hành án.”

Với đặc thù chủ thể và các loại hình phạt như: đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn thì rõ ràng cần có sự can thiệp quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và nghĩa vụ thực thi để đảm bảo các hình phạt được thực hiện. Cơ quan Nhà nước tham gia hoạt động thi hành án ở nhóm này phụ thuộc vào bản án, quyết định thi hành án và sự thành lập, hoạt động của pháp nhân thương mại. Cụ thể hơn là cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh, cấp giấy chứng nhận đăng ký, cấp giấy phép, chấp thuận cho pháp nhân thương mại hoạt động, giám sát, theo dõi pháp nhân thương mại hoạt động.
Nhóm 2: Cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án
Đây là nhóm cơ quan được giao nhiệm vụ trong lĩnh vực thi hành án chuyện biệt, không phụ thuộc hay liên quan đến lĩnh vực hoạt động kinh doanh của pháp nhân thương mại phạm tội phải chấp hành án. Các cơ quan này được quy định tại Điều 158 Luật thi hành án hình sự 2019 như sau:
“Điều 158. Cơ quan được giao nhiệm vụ thi hành án
1. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp quy định tại các điều 78, 79, 80, 81 và điểm b, điểm c khoản 1 Điều 82 của Bộ luật Hình sự theo quy định của Luật này.
2. Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền quy định tại Điều 77, biện pháp tư pháp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 82 của Bộ luật Hình sự theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.”

4. Quyền và nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án
Quyền của pháp nhân thương mại chấp hành án bao gồm:
-Được thông báo về việc thi hành án;
-Được nhận các quyết định liên quan trong quá trình chấp hành án;
-Được khiếu nại về thi hành án;
-Được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp theo quy định của Luật này;
-Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Nghĩa vụ của pháp nhân thương mại chấp hành án bao gồm:
-Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; quyết định, yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thi hành án;
-Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân thương mại phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan thi hành án hình sự;
-Công bố và niêm yết công khai quyết định thi hành án; thông báo việc chấp hành hình phạt và biện pháp tư pháp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Luật này;
-Báo cáo cơ quan thi hành án hình sự về việc chấp hành án.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0988873883
Email: stclawfirm.vn@gmail.com
Website: https://stclawfirm.com/
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh

Biện pháp tư pháp này được coi là sự nhân đạo của Nhà nước đối với người phạm tội. Mặc dù là đối tượng đã vi phạm pháp luật nhưng khi họ mắc bệnh tâm thần hay các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hay khả năng điều khiển hành vi thì yêu cầu trước tiên được đặt ra với họ là áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.

1.Bắt buộc chữa bệnh là gì?
Là biện pháp tư pháp quy định tại Điều 49 Bộ luật hình sự 2015 cụ thể:
“Điều 49. Bắt buộc chữa bệnh
1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại Điều 21 của Bộ luật này, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
3. Đối với người đang chấp hành hình phạt tù mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, nếu không có lý do khác để miễn chấp hành hình phạt, thì người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt.
Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.”
Như vậy, khi các đối tượng mắc bệnh tâm thần hoặc bênh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình dữa trên kết luận của giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần họ có thể được đi điều trị ở một cơ sở chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh.
Có 2 lưu ý quan trọng: -Sau khi chữa khỏi bệnh, đối tượng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù.
-Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù.

2.Thủ tục thi hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
2.1Thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh
Tùy thuộc vào giai đoạn của vụ án mà có sự thay đổi về thẩm quyền đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Cụ thể hơn được quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật thi hành án hình sự 2019
-Cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra có quyền đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp;
-Trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh trong giai đoạn thi hành án có quyền đề nghị Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân chấp hành án.
2.2 Hồ sơ đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh
Trách nhiệm lập hồ sơ thuộc về cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Hồ sơ bao gồm:
-Quyết định của Viện kiểm sát hoặc Tòa án về áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
-Kết luận của Hội đồng giám định pháp y tâm thần;
-Lý lịch cá nhân của người chấp hành biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh;
-Tài liệu khác có liên quan.
Trường hợp Viện kiểm sát, Tòa án tự mình quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh thì Viện kiểm sát, Tòa án đã ra quyết định có trách nhiệm lập hồ sơ và đề nghị cơ quan đang thụ lý giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh.
2.3 Đưa người vào cơ sở bắt buộc chữa bệnh
– Ngay sau khi nhận được quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh, cơ quan đang giải quyết vụ án trong giai đoạn điều tra hoặc trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện trong giai đoạn thi hành án có nhiệm vụ giao người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo cho cơ sở chữa bệnh tâm thần được chỉ định theo quyết định của Viện kiểm sát hoặc quyết định của Tòa án, đồng thời sao gửi quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh cho cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
– Cơ sở chữa bệnh tâm thần được Viện kiểm sát hoặc Tòa án chỉ định có trách nhiệm tiếp nhận người bị bắt buộc chữa bệnh và hồ sơ kèm theo, lập biên bản giao nhận. Cơ quan có trách nhiệm đưa người vào cơ sở chữa bệnh tâm thần phải thông báo cho gia đình hoặc thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh về nơi người đó đang chữa bệnh.

3. Tổ chức điều trị cho người bị bắt buộc chữa bênh
– Cơ sở chữa bệnh tâm thần có trách nhiệm quản lý, tổ chức điều trị bệnh cho người bị bắt buộc chữa bệnh và không được phân biệt đối xử.
-Trong thời gian bắt buộc chữa bệnh, thân nhân của người bị bắt buộc chữa bệnh được gặp và phối hợp chăm sóc người bị bắt buộc chữa bệnh và phải chấp hành đúng quy định về thăm gặp, chăm sóc của cơ sở chữa bệnh tâm thần.
-Trường hợp người bị bắt buộc chữa bệnh bỏ trốn, cơ sở chữa bệnh tâm thần phải lập biên bản và thông báo ngay cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh và gia đình của người đó biết để phối hợp truy tìm, đưa người đó trở lại cơ sở chữa bệnh tâm thần.
Về kinh phí chữa bệnh: Do cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh hoặc Viện kiểm sát, Tòa án tự mình quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0988873883
Email: stclawfirm.vn@gmail.com
Website: https://stclawfirm.com/
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Thi hành án phạt quản chế

Phạt quản chế là một hình phạt bổ sung sau khi phạm nhân hết thời hạn tù. Trình tự thủ tục thi hành án phạt quản chế như thế nào là vấn đề được nhiều người quan tâm. Luật STC sẽ tư vấn cụ thể thủ tục này trong bài viết dưới đây.

1.Thi hành án phạt quản chế là gì?
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định: “Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và Nhân dân địa phương theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”

2.Thủ tục thi hành án phạt quản chế được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Luật Thi hành án hình sự 2019, việc thi hành án phạt quản chế được thực hiện theo trình tự dưới đây:
Bước 1: Thông báo về hình phạt bổ sung
Hai tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân có hình phạt bổ sung là quản chế, Giám thị trại giam có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về về kết quả chấp hành án phạt tù, hình phạt bổ sung mà phạm nhân còn phải chấp hành và thông tin cần thiết khác có liên quan cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú để chấp hành án phạt quản chế.
Bước 2: Bàn giao người bị quản chế và các giấy tờ liên quan
Khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là quản chế chấp hành xong án phạt tù, trại giam phải giao người bị quản chế kèm theo bản sao bản án, bản sao quyết định thi hành án, giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, nhận xét kết quả chấp hành án phạt tù và tài liệu có liên quan cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú.
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải giao ngay người đó cho Ủy ban nhân dân cấp xã để kiểm soát, giáo dục.
Bước 3: Lập hồ sơ thi hành án phạt quản chế
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận người chấp hành án, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện phải lập hồ sơ thi hành án phạt quản chế và sao gửi các tài liệu cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án về cư trú.
Hồ sơ thi hành án phạt quản chế gồm:
– Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật;
– Bản sao quyết định thi hành án phạt tù;
– Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
– Biên bản giao người bị quản chế;
– Tài liệu về quá trình chấp hành án phạt tù và tài liệu khác có liên quan.
Bước 4: Lập hồ sơ kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được các tài liệu trên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú có trách nhiệm triệu tập người chấp hành án và yêu cầu cam kết việc chấp hành án, lập hồ sơ kiểm soát, giáo dục người chấp hành án phạt quản chế. Hồ sơ bao gồm:
– Các tài liệu trong hồ sơ thi hành án phạt quản chế;
– Cam kết của người chấp hành án phạt quản chế;
– Nhận xét về quá trình chấp hành án phạt quản chế;
– Biên bản vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án (nếu có);
– Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người chấp hành án (nếu có);
– Quyết định của Tòa án về miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại (nếu có);
– Tài liệu khác có liên quan.
Bước 5: Bàn giao hồ sơ
Trước khi hết thời hạn quản chế 03 ngày hoặc trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định của Tòa án về miễn chấp hành thời hạn quản chế còn lại, Ủy ban nhân dân cấp xã bàn giao hồ sơ kiểm soát, giáo dục cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện để cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt quản chế.
Giấy chứng nhận phải gửi cho người chấp hành án, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Sở Tư pháp nơi cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt quản chế có trụ sở.

3.Giải quyết trường hợp đi khỏi nơi quản chế
Đặc thù của hình phạt bổ sung phạt quản chế là giới hạn phạm vi sinh sống và chịu sự kiểm soát và giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Tuy vậy, vẫn có các trường hợp mà người chịu thi hành án vẫn được phép rời khỏi nơi quản chế. Căn cứ Điều 115 Luật thi hành án hình sự 2019 có hướng dẫn về vấn đề này.
Trường hợp có lý do chính đáng, người chấp hành án có thể được cấp giấy phép đi khỏi nơi quản chế. Thẩm quyền cấp giấy phép như sau:
-Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi quản chế cấp giấy phép đi lại trong phạm vi cấp huyện nơi quản chế;
-Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện cấp giấy phép đi lại trong phạm vi cấp tỉnh nơi quản chế;
-Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh cấp giấy phép đi ra ngoài phạm vi cấp tỉnh nơi quản chế.
Thời hạn: Do người cấp giấy phép quyết định tuy nhiên mỗi lần ko quá 10 ngày.
Chú ý: Trường hợp người chấp hành án phải đi chữa bệnh thì thời gian đi khỏi nơi quản chế theo thời gian điều trị của cơ sở chữa bệnh.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0988873883
Email: stclawfirm.vn@gmail.com
Website: https://stclawfirm.com/
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

CÁC HÌNH THỨC THỪA KẾ VÀ THỜI HIỆU CHIA THỪA KẾ

Phần tài sản của người đã chết được gọi là Di sản. Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Vì vậy, để thực hiện quyền thừa kế, người thừa kế phải nắm được quy định về hình thức thừa kế, thời gian và địa điểm mở thừa kế, người được hưởng di sản thừa kế và thời hiệu để người thừa kế thực hiện thỏa thuận hay khởi kiện phân chia di sản.

 

1.Hình thức thừa kế

Có hai hình thức hưởng thừa kế di sản của người chết, đó là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Căn cứ Điều 609. Quyền thừa kế Bộ Luật Dân sự 2015: Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc, có nghĩa là di chúc sẽ được chỉ định người thừa kế tài sản là tổ chức, pháp nhân,….

Thừa kế theo di chúc là việc người thừa kế được viết tại di chúc sẽ được nhận di sản của người viết di chúc, sau khi người viết di chúc chết. Việc chia di sản thừa kế theo di chúc, do người viết di chúc định đoạt.

Thừa kế theo pháp luật là việc những người thân của người chết, hưởng di sản thừa kế của người chết theo trình tư, thủ tục pháp luật khi không có di chúc. Và việc chia di sản thừa kế này, do pháp luật quy định.

 

2. Thời điểm và địa điểm mở thừa kế

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

(Căn cứ Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế Bộ Luật Dân sự 2015)

 

3. Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế. Như vậy thai nhi được hình thành trước khi người để lại di sản chết, thì vẫn được tính là người thừa kế.

(Căn cứ Điều 613. Người thừa kế Bộ Luật Dân sự 2015)

 

4. Thời hiệu chia di sản thừa kế

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

(Căn cứ Điều 623. Thời hiệu thừa kế Bộ Luật Dân sự 2015)

Như vậy, người thừa kế phải yêu cầu chia di sản mà mình được thừa kế trong thời hiệu thừa kế. Việc không đảm bảo thời hiệu thừa kế, sẽ làm người thừa kế mất quyền thừa kế với tài sản thừa kế.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

 

PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO DI CHÚC

Cá nhân tự định đoạt tài sản của mình sau khi chết bằng cách viết di chúc. Những người có tên trong di chúc là người thừa kế theo di chúc, do người viết di chúc chỉ định thừa kế di sản. Việc thừa kế theo di chúc được thực hiện khi di chúc đảm bảo đúng quy định pháp luật.

  1. Di chúc là gì?

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người viết di chúc có thể sửa đổi bổ sung người thừa kế, hoặc thay đổi phần tài sản của người thừa kế theo ý của mình trước khi người viết di chúc chết. Như vậy, người viết di chúc có thể viết nhiều di chúc trong đời mình, trước khi họ chết.

(Căn cứ Điều 624 Bộ Luật Dân sự 2015)

  1. Quyền của người lập di chúc

Người lập di chúc có quyền sau đây:

  1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
  6. Di chúc hợp pháp

Căn cứ Điều 630 Bộ Luật Dân sự 2015, Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  2. b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. (Căn cứ Điều 627 Bộ Luật Dân sự 2015)

Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được nêu phía trên.

Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

  1. Hiệu lực của di chúc

Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

  1. a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  2. b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.

Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.

Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.

(Căn cứ Điều 643 Bộ Luật Dân sự 2015)

  1. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

  1. a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
  2. b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Quy định trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.

 (Căn cứ Điều 644 Bộ Luật Dân sự 2015)

Đây là một điều luật đặc biệt trong phần quy định về di chúc, việc quy định người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc mà pháp luật vẫn chia di sản cho họ từ di sản của người viết di chúc, vi phạm ý chí của người viết di chúc. Quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc hướng tới bảo vệ quyền lợi của các chủ thể là cha, mẹ của người lập di chúc, vợ hoặc chồng của người lập di chúc, con của người lập di chúc mà chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

 

 

THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT

Thừa kế theo pháp luật là việc người chết không để lại di chúc, hoặc di chúc của họ không hợp pháp, nên việc chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật.

  1. Thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. (Căn cứ Điều 649. Thừa kế theo pháp luật Bộ luật dân sự 2015)

Căn cứ Điều 650 Bộ luật dân sự 2015, Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

  1. a) Không có di chúc;
  2. b) Di chúc không hợp pháp;
  3. c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
  4. d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

  1. a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  2. b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  3. c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  4. Người thừa kế

Căn cứ Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật Bộ luật dân sự 2015:

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

  1. Trường hợp về thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.  (Căn cứ Điều 652. Thừa kế thế vị Bộ luật dân sự 2015)

Từ quy định trên, điều kiện hưởng thừa kế thế vị xác định như sau:

– Thừa kế thế vị được đặt ra khi con hoặc cháu chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu/chắt được hưởng phần di sản mà cha/mẹ được hưởng nếu còn sống.

– Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trên cơ sở thừa kế theo pháp luật, không phát sinh từ căn cứ di chúc. Trường hợp người thừa kế theo di chúc đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc đó vô hiệu và phải thực hiện chia di sản theo pháp luật.

–  Thừa kế thế vị chỉ phát sinh ở hàng thừa kế thứ nhất. Người được “thế vị” có quan hệ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và người “thế vị” ở vị trí đời sau (cháu/chắt).

– Người thừa kế thế vị phải bảo đảm nguyên tắc chung về thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự là còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

Bản thân người thế vị không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản.

– Khi còn sống, người cha/mẹ của người được thừa kế thế vị phải có quyền được hưởng di sản của người chết (nghĩa là không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản thì con hoặc cháu của những người này mới được thế vị).

– Phần di sản mà người thừa kế thế vị được hưởng: Thừa kế thế vị không như thừa kế theo hàng thừa kế. Theo tinh thần quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì tất cả những người thừa kế thế vị cùng được hưởng chung phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

0988873883