Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong trường hợp nào?

Quá trình giải quyết vụ án dân sự, trong một số trường hợp, tòa án sẽ phải ban hành Quyết định tạm đình chỉ vụ án với thời hạn quy định của pháp luật dân sự.

Điều 214 BLTTDS 2015 quy định, tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định tạm ngừng việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý trong một thời hạn nhất định khi có những căn cứ do pháp luật quy định và khi lý do của việc tạm đình chỉ không còn thì Tòa án lại tiếp tục giải quyết vụ án dân sự hoặc việc dân sự đó. Việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự không làm chấm dứt việc giải quyết vụ án mà chỉ làm gián đoạn tạm thời tiến trình tố tụng đang được tiến hành do có những tình tiết sự kiện nhất định. 

Tòa án có quyền ban hành Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau:

– Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;

– Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;

– Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;

– Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;

– Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;

– Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật, các trường hợp khác mà pháp luật quy định là các trường hợp làm căn cứ cho Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong BLTTDS chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Như vậy, căn cứ quy định trên, tòa án chỉ được quyền ra Quyết định tạm đình chỉ vụ án trong phạm vi các trường hợp mà Bộ luật tố tụng dân sự quy định.

* Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là một thủ tục được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, tòa án sẽ ban hành Quyết định định chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có đủ các điều kiện theo quy định. 

  1. Quy định về đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

– Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự được quy định tại điều 217 BLTTDS 2015.

– Theo đó, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định ngừng hẳn việc giải quyết vụ án dân sự đã thụ lý và sau khi quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có hiệu lực pháp luật thì về nguyên tắc đương sự không có quyền khởi kiện lại để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án đó nữa.

– Việc đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể dựa trên việc phát sinh sự kiện làm cho đối tượng của vụ án cần giải quyết tại Tòa án không còn hoặc được suy đoán là không còn tồn tại, vụ án dân sự đã thụ lý sẽ được giải quyết cùng với các quan hệ pháp luật khác trong một vụ án khác; có sự sai lầm của Tòa án trong việc thụ lý vụ án.

Tòa án ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và gửi cho đương sự
Tòa án ban hành Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và gửi cho đương sự
  1. Các trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự

Sau khi thụ lý vụ án, tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:

– Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế. Ví dụ: Con có thể thừa kế tài sản do cha để lại, nhưng không thể thừa kế quyền, nghĩa vụ trong vụ án ly hôn giữa cha mẹ.

– Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

– Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan như bão lũ, thiên tai…;

– Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của BLTTDS 2015.

– Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;

– Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của BLTTDS 2015 mà Tòa án đã thụ lý;

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật là các trường hợp làm căn cứ cho Toà án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự mà trong BLTTDS này chưa quy định nhưng đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác hoặc sau khi BLTTDS có hiệu lực thi hành mới được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sau đó hoặc trong các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh

 

CÔNG NHẬN, CHO THI HÀNH BẢN ÁN NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Công nhận và cho thi hành bản án của nước ngoài là một thủ tục tố tụng đặc biệt do cơ quan có thẩm quyền của nước có bên phải thi hành án nhằm xem xét để công nhận tính hiệu lực của bản án, quyết định trên phạm vi lãnh thổ của nước mình.

1. Công nhận và cho thi hành bản án của nước ngoài như thế nào? 

Trong pháp luật Việt Nam, thủ tục công nhận, cho thi hành bản án nước ngoài được quy định tại Phần bảy, từ Điều 423 đến Điều 463 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

Tòa án Việt Nam sẽ chỉ tiến hành thủ tục xem xét việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài nếu thỏa các điều kiện sau:

   – Có đơn yêu cầu.

   – Cá nhân phải thi hành cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành có trụ sở chính tại Việt Nam hoặc tài sản liên quan đến việc thi hành bản án, quyết định đó có tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu.

    – Bản án, quyết định này được tòa án nước mà Việt Nam đã kí kết hoặc tham gia điều ước quốc tế về vấn đề này; hoặc Bản án, quyết định nước ngoài được pháp luật Việt Nam công nhận và cho thi hành.

Tòa án Việt Nam chỉ tiến hành kiểm tra, đối chiếu về thẩm quyền xét xử của toà án nước ngoài, trình tự thủ tục giải quyết, việc thực hiện quyền bảo vệ lợi ích của các bên trước toà chứ không xét xử lại vụ việc hay xem xét lại nội dung, tính đúng đắn của của bản án, quyết định.

Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí
Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí

2. Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định nước ngoài

2.1. Người có quyền yêu cầu

Theo khoản 1 Điều 425 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người có quyền yêu cần công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài là người được thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ.

2.2. Thời hạn yêu cầu

Trong vòng 3 năm kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài có hiệu lực pháp luật. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 432 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, nếu chứng minh được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà không thể gửi đơn đúng thời hạn thì thời hạn yêu cầu có thể dài hơn.

2.3. Hồ sơ yêu cầu

  + Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành

  + Bản chính hoặc bản sao có chứng thực bản án, quyết định do Tòa án nước ngoài cấp;

  + Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận bản án, quyết định đó có hiệu lực pháp luật, chưa hết thời hiệu thi hành và cần được thi hành tại Việt Nam, trừ trường hợp trong bản án, quyết định đó đã thể hiện rõ những nội dung này;

 + Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận kết quả tống đạt hợp lệ bản án, quyết định đó cho người phải thi hành;

  + Văn bản của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó đã được triệu tập hợp lệ trong trường hợp Tòa án nước ngoài ra bản án vắng mặt họ.

Đất vườn có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm?

Đất vườn là một loại đất phổ biến tại Việt Nam. Đa số người dân sinh sống tại vùng nông thôn đều được nhà nước trao quyền sử dụng loại đất này. Vậy đất vườn có thời hạn sử dụng đất hay không? 

1. Đất vườn là gì?

Pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm đất vườn. 

Tại Quyết định 507/1999/QĐ-TCĐC ngày 12/10/1999 do Tổng cục Địa chính ban hành hệ thống biểu thống biểu mẫu thống kê diện tích đất đai, trong đó quy định:

“Đất vườn tạp là diện tích đất vườn gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư trồng xen kẽ giữa các loại cây hàng năm với cây lâu năm hoặc giữa các cây lâu năm mà không thể tách riêng để tính diện tích cho từng loại.”

Tại Phụ lục mục đích sử dụng đất và ký hiệu quy ước kèm theo Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 có quy định loại đất làm vườn thuộc nhóm đất nông nghiệp, ký hiệu được ghi thống nhất trong sổ địa chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là “Vườn”.

Như vậy, có thể hiểu đất vườn là phần đất dùng để trồng cây hàng năm hoặc lâu năm trong một thửa đất riêng hoặc nằm trong cùng thửa đất với đất ở.

Công ty luật TNHH STC tư vấn về đất đai
Công ty luật TNHH STC tư vấn về đất đai

2. Đất vườn có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm? 

Đất vườn thuộc nhóm đất nông nghiệp, trừ trường hợp phần diện tích đất ở, đất phi nông nghiệp khác nhưng được người sử dụng đất sử dụng làm sân, vườn do chưa sử dụng để xây dựng.

Vì đất vườn là đất nông nghiệp nên thời hạn sử dụng đất được xác định theo khoản 1 và khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013 như sau:

(1) Đất vườn được Nhà nước giao hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có thời hạn là 50 năm.

(2) Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất vườn (đất nông nghiệp) có thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm.

Điều kiện trở thành tư vấn viên pháp luật

Tư vấn pháp luật là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý. Vậy, để trở thành tư vấn viên pháp luật cần những tiêu chuẩn gì? 

1. Ai là người thực hiện tư vấn pháp luật? 

Căn cứ theo Điều 18 của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 77/2008/NĐ-CP), Chính phủ quy định Người thực hiện tư vấn pháp luật bao gồm:

– Tư vấn viên pháp luật;

– Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động cho Trung tâm tư vấn pháp luật;

– Cộng tác viên tư vấn pháp luật

2. Điều kiện trở thành tư vấn viên pháp luật

Căn cứ theo Điều 19 của Nghị định số 77/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ về tư vấn pháp luật (sau đây gọi tắt là Nghị định số 77/2008/NĐ-CP), Chính phủ quy định về tiêu chuẩn để trở thành tư vấn viên pháp luật như sau:

– Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

+ Có Bằng cử nhân luật;

+ Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.

– Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.

– Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp thẻ tư vấn viên pháp luật.

0988873883