Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của điều tra viên trong vụ án hình sự?

Khi bị khởi tố, bị can phải làm việc trực tiếp với điều tra viên. Vậy nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của điều tra viên trong vụ án hình sự được quy định như thế nào? Khi thực hiện nhiệm vụ, Điều tra viên có phải giải thích cho bị can và những người tham gia tố tụng khác về nhiệm vụ, quyền hạn của mình?

Luật STC chuyên tranh tụng các vụ án hình sự
Luật STC chuyên tranh tụng các vụ án hình sự

1.Điều tra viên là ai?

Đây là một chức danh tố tụng, là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ điều tra hình sự. Điều tra viên gồm có các ngạch: sơ cấp, trung cấp, cao cấp.

2.Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm

Điều 37 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: Điều tra viên được phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Trực tiếp kiểm tra, xác minh và lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm;

b) Lập hồ sơ vụ án hình sự;

c) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;

d) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, bị hại, đương sự;

đ) Quyết định áp giải người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, bị can; quyết định dẫn giải người làm chứng, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, bị hại; quyết định giao người dưới 18 tuổi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giám sát; quyết định thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội;

e) Thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh hoặc quyết định bắt, tạm giữ, tạm giam, khám xét, thu giữ, tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, xử lý vật chứng;

g) Tiến hành khám nghiệm hiện trường, khai quật tử thi, khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể, đối chất, nhận dạng, thực nghiệm điều tra;

h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra theo sự phân công của Thủ trưởng Cơ quan điều tra theo quy định của Bộ luật này.

Khi thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên, Điều tra viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra về hành vi, quyết định của mình.

  1. Nhiệm vụ thông báo và giải thích của Điều tra viên khi hỏi cung, lấy lời khai.

Khi làm việc với bị can và những người tham gia tố tụng khác, Điều tra viên không có nghĩa vụ phải giải thích rõ cho những người này về nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên mà có nhiệm vụ phải thông báo, giải thích rõ cho những người mà Điều tra viên đang trực tiếp làm việc như hỏi cung, lấy lời khai…về quyền và nghĩa vụ của những người này, ví dụ: quyền và nghĩa vụ của bị can quy định tại Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự; quyền và nghĩa vụ của bị hại quy định tại Điều 62 của BLTTHS.

Khi cần tư vấn thêm về các quy định viện dẫn nêu trên, bạn liên hệ với Luật sư của Luật STC theo số Hotline 098873883 để được tư vấn miễn phí.

 

 

 

Thủ tục triệu tập bị can của cơ quan điều tra

Triệu tập bị can là một hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện bằng việc gửi giấy triệu tập yêu cầu bị can đang tại ngoại có mặt để giải quyết những công việc liên quan đến vụ án nhằm làm sáng tỏ các thông tin cần làm rõ của vụ án có liên quan đến bị can.

1.Người có thẩm quyền triệu tập

Điều tra viên là người được thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra phân công tiến hành hoạt động khởi tố, điều tra vụ án hình sự. Do vậy chỉ khi được phân công thực hiện hoạt động tố tụng vụ án thì người được phân công mới có quyền yêu cầu bị can đến làm việc.

Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Giấy này chỉ Cơ quan điều tra hoặc Cơ quan khác trong Công an nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra mới được sử dụng.

Bị can không có mặt theo yêu cầu có thể bị dẫn giải hoặc bị thay đổi biện pháp ngăn chặn sang tạm giam.
Bị can không có mặt theo yêu cầu có thể bị dẫn giải hoặc bị thay đổi biện pháp ngăn chặn sang tạm giam.

 2.Thủ tục triệu tập của điều tra viên.

Thông tư 01/2006/TT-BCA(C11) nghiêm cấm điều tra viên gọi điện thoại hoặc thông qua người khác để yêu cầu người được triệu tập đến làm việc mà không có giấy triệu tập hoặc giấy mời.

            Như vậy, khi cần triệu tập bị can đến làm việc, Điều tra viên bắt buộc phải gửi giấy triệu tập. Theo quy định tại Điều 182 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, giấy này phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, thời gian làm việc, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan.

Giấy triệu tập cũng có thể được gửi cho chính quyền địa phương nơi bị can cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị can đang làm việc, học tập và họ có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.

Không chỉ điều tra viên của vụ án được quyền triệu tập bị can. Mà trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên được phân công kiểm sát vụ án cũng có thể thực hiện triệu tập bị can.

3.Nghĩa vụ của bị can khi nhận giấy triệu tập

            Đối với bị can, khi nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm ký nhận, ghi rõ ngày, giờ nhận. Nếu không ký nhận thì người giao phải lập biên bản về việc này và gửi cho cơ quan triệu tập. Nếu bị can vắng mặt có thể giao cho người thân thích của họ nhưng phải đảm bảo người nhận thay này đủ năng lực hành vi dân sự để ký xác nhậm và chuyển cho bị can.

Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập, nếu vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan hoặc có dấu hiệu trốn tránh không thực hiện việc hợp tác có mặt làm việc theo yêu cầu thì họ có thể bị Điều tra viên ra quyết định áp giải đến trụ sở của cơ quan điều tra.

Pháp luật hình sự nghiêm cấm việc hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Do đó với trường hợp bị can đang được tại ngoại, điều tra viên không được yêu cầu đến làm việc vào thời gian trái quy định này.

CÔNG TY LUẬT TNHH STC

CÔNG TY LUẬT TNHH STC chuyên tư vấn, tranh tụng vụ án hình sự

Để tìm hiểu thêm các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hãy liên hệ số Hotline của Luật STC 0988873883 để luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.

 

 

Bị hại có được quyền yêu cầu khởi tố vụ án?

Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản. Mọi hành vi xâm phạm đến quyền được bảo hộ đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. Khi một người bị xâm phạm một trong các quyền được pháp luật bảo hộ, với tư cách là bị hại, họ có quyền yêu cầu cơ quan tố tụng có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, không phải tất cả các vụ án đều được khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Luật STC tranh tụng các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại
  1. Các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của Bị hại

Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cơ quan tố tụng có thẩm quyền chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định này dựa trên các căn cứ quy định tại Điều 143 gồm: Tố giác của cá nhân; Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân; Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng; Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước; Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm; Người phạm tội tự thú. Như vậy, tố giác, tin báo của cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ là một trong những nguồn căn cứ để cơ quan tố tụng xác minh để ra quyết định khởi tố.

Đối với yêu cầu của bị hại, việc khởi tố vụ án hình sự chỉ được thực hiện đối với các tội danh theo quy định của Điều 155. Nghĩa là đối với các tội danh quy định tại điều luật này, cơ quan tố tụng có thẩm quyền phải nhận được yêu cầu của bị hại mới được khởi tố vụ án, nếu không việc  khởi tố là trái pháp luật. Việc khởi tố vụ án theo quy định này nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội thương lượng, hòa giải với người bị hại để chủ động khắc phục hậu quả, hạn chế các tổn thất mà không nhất thiết phải có sự can thiệp, xử lý của cơ quan pháp luật. Cụ thể Điều 155 xác định: Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 156 của Bộ luật Hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết, gồm các trường hợp:

Trường hợp 1: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 134).

Trường hợp 2: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Khoản 1 Điều 135).

Trường hợp 3: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Khoản 1 Điều 136).

Trường hợp 4: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Khoản 1 Điều 138).

Trường hợp 5: Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Khoản 1 Điều 139).

Trường hợp 6: Tội hiếp dâm (Khoản 1 Điều 141).

Trường hợp 7: Tội cưỡng dâm (Khoản 1 Điều 143).

Trường hợp 8: Tội làm nhục người khác (Khoản 1 Điều 155).

Trường hợp 9: Tội vu khống (Khoản 1 Điều 156)

Trường hợp 10: Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Khoản 1 Điều 226).

  1. Đình chỉ vụ án khi Bị hại rút đơn yêu cầu

Mặc dù vụ án đã được cơ quan tố tụng khởi tố theo yêu cầu của bị hại, tuy  nhiên trong quá trình vụ án được giải quyết, bị hại vẫn có quyền rút đơn yêu cầu tại tất cả các giai đoạn tố tụng , khi đó vụ án sẽ phải được đình chỉ giải quyết, ngoại trừ trường hợp “có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái ý muốn của họ do họ bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án” – Khoản 2, Điều 155.

 Trên đây là một số trao đổi của Luật STC về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại. Để tìm hiểu thêm thông tin, bạn đọc liên hệ số Hotline 0988873883 để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng cảm ơn!

 

Thủ tục lập biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp

               Giữ người trong trường hợp khẩn cấp là một trong các biện pháp để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội mới …Do đó, người có thẩm quyền trong phạm vi, quyền hạn có thể áp dụng ngay biện pháp giữ người trong trường hợp khẩn cấp. Điều 115 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về trường hợp giữ người, cụ thể:

  1. Việc giữ người trong trường hợp này phải đảm bảo thuộc một trong các trường hợp:

-Có đủ căn cứ xác định người đó đang chuẩn bị để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

– Ngăn chặn ngay việc bỏ trốn của người đã bị xác định đúng là người thực hiện tội phạm;

– Ngăn chặn ngay việc bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ của người bị nghi đã thực hiện tội phạm.

Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải tuân thủ đúng quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
Việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp phải tuân thủ đúng quy định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

2. Quy định về lập biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Trong mọi trường hợp khi thực hiện giữ người, người thi hành lệnh giữ người đều phải lập biên bản. Việc lập biên bản phải đảm bảo tuân thủ đúng mẫu và tuân thủ đủ các nội dung quy định: Phải ghi rõ giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm giữ, nơi lập biên bản; những việc đã làm, tình hình diễn biến trong khi thi hành lệnh giữ; tài liệu, đồ vật bị tạm giữ, tình trạng sức khỏe và ý kiến, khiếu nại của người bị giữ và các nội dung khác theo đúng mẫu thống nhất, quy định tại Điều 133 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Sau khi lập xong, biên bản cần phải đươc đọc cho người bị giữ và người chứng kiến nghe. Những người này có tên trong biên bản phải ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản có quyền ghi rõ vào biên bản và ký tên xác nhận.

Thủ tục lập biên bản về việc giữ người trong trường hợp nêu trên cần được thực hiện đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhằm đảm bảo nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợp ích hợp pháp của cá nhân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể của mỗi công dân Việt Nam được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong mỗi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện nghiêm chỉnh, đúng quy định pháp luật và phải chịu trách nhiệm về hành vi, quyết định của mình đã thực hiện.

Để tìm hiểu thêm các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, bạn liên hệ số Hotline của Luật STC 0988873883 để luật sư của chúng tôi tư vấn trực tiếp.

 

 

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phát sinh khi người thực hiện hành vi gây thiệt hại bị xác định có lỗi. Bộ luật dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường và mức bồi thường như sau:

  1. Căn cứ phát sinh theo quy định của pháp luật dân sự.

Điều 584 Bộ luật dân sự 2015, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại gồm:

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

           Căn cứ quy định trên, khi một người gây thiệt hại vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, ngoài việc phải chịu trách nhiệm hình sự còn phải thực hiện nghĩa vụ bồi thường đối với thiệt hại thực tế do họ gây ra và bị xác định vượt quá mức cần thiết. Vì  hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ bị xác định có lỗi, vi phạm pháp luật do đó phát sinh nghĩa vụ bồi thường dân sự.

  1. Người phải thực hiện bồi thường.  

Căn cứ Điều 594 Bộ luật dân sự 2015, người phải bồi thường trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là “Người gây thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải bồi thường cho người bị thiệt hại.”

Như vậy, mặc dù hành vi phòng vệ là hợp pháp, được pháp luật cho phép. Tuy nhiên, do hành vi phòng vệ vượt quá mức cho phép, vượt quá mức thiệt hại ban đầu, do đó người bị xác định thực hiện hành vi phòng vệ vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm và thực hiện nghĩa vụ bồi thường cho người bị thiệt hại thực tế do hành vi chống trả, vượt quá giới hạn gây ra.

Luật sư STC tư vấn về bồi thường thiệt hại
Luật sư STC tư vấn về bồi thường thiệt hại

 Mức bồi thường theo quy định của Bộ luật dân sự 2015.

Khoản 1 điều 585 của luật quy định:

Theo quy định của bộ luật, thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Việc bồi thường có thể trên cơ sở hòa giải, thỏa thuận của các bên về mức bồi thường, phương thức, cách thức thực hiện bồi thường bằng tiền hoặc hiện vật hay thực hiện một công việc nhất định. Việc bồi thường có thể một lần hoặc nhiều lần.. nhưng phải trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản sau:

+ Nguyên tắc thứ nhất đó là người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

+ Nguyên tắc thứ hai đó là khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

+ Nguyên tắc thứ ba đó là khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

+ Nguyên tắc thứ tư đó là về bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

Về mức bồi thường, pháp luật dân sự quy định:

Bồi thường thiệt hại về sức khỏe theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015. Mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận và được pháp luật cho phép. Trường hợp không thỏa thuận được, mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không vượt quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định. Trường hợp có thiệt hại về tính mạng bị xâm phạm, người gây thiệt hại sẽ phải bồi thường theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể mức bồi thường tổn thất về tinh thần tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định; đối với trường hợp sức khỏe bị xâm phạm thì mức bồi thường tổn thất về tinh thần tối đa không quá 50 lần mức lương cơ sở  cùng với các khoản bồi thường về chi phí phát sinh thực tế như chi phí mai tang, chi phí cấp cứu…

Để tìm hiểu rõ hơn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Luật STC mời bạn đọc liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo số Hotline 0988873883 để luật sư STC tư vấn trực tiếp.

 

Cơ sở xác định hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang thực hiện hành vi xâm phạm các lợi ích nêu trên. Do đó, hành vi phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Tuy nhiên, thực tế xảy ra không ít hành vi thực hiện vượt quá giới hạn của phòng vệ chính đáng, do đó đã gây ra sự nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm.

1.Hành vi

Khoản 2, Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 quy định “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này ”. Vậy loại hành vi nào sẽ bị xác định đã vượt quá giới hạn.

Bộ luật hình sự 2015 không giải thích thế nào là “quá mức cần thiết” do đó chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng khi phân định hành vi phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm với hành vi bị xác định đã vượt quá giới hạn, phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó hiện nay khi đánh giá hành vi được xác định là phòng vệ chính đáng, quan điểm được áp dụng vẫn theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật hình sự 1986. Nghị quyết 02 được cọi là nguồn tài liệu  của những người tiến hành tố tụng, người bào chữa để tham khảo, áp dụng trong các vụ án có liên quan đến loại hành vi này.

Luật STC chuyên bào chữa các vụ án hình sự
Luật STC chuyên bào chữa các vụ án hình sự

2.Điều kiện xác định hành vi

Mục II, Nghị quyết 02/HĐTP nêu trên quy định: Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là hành vi phòng vệ chính khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. a) Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.
  2. b) Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.
  3. c) Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.
  4. d) Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

Căn cứ các điều kiện xác định trên cho thấy, cơ sở để phân định hành vi vượt quá hay không vượt quá chính là nhận định về sự tương xứng giữ hành vi và mức độ xâm hại của hành vi. Việc đánh giá mức độ tương xứng theo Nghị quyết, không chỉ xác định về thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Do đó, để đánh giá đúng hành vi chống trả tương xứng hay không tương xứng, trong phạm vi hay vượt quá phạm vi phòng vệ thì cần đánh giá toàn diện và khách quan tất cả tình tiết có liên quan trên cơ sở đó mới có thể đưa ra những nhận định, kết luận cụ thể về hành vi chống trả và thiệt hại thực tế là không tương xứng, quá mức cần thiết, mà thực sự có thể giảm bớt khi đó mới có cơ sở pháp lý xác định là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.

 

0988873883