ÁN LỆ SỐ 30 – PHẠM TỘI GIẾT NGƯỜI KHI CỐ Ý LÁI XE CHÈN LÊN BỊ HẠI SAU KHI GÂY RA TAI NẠN GIAO THÔNG

Án lệ số 30, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xác định hành vi cố ý giết người dựa trên các tình tiết khách quan của vụ án, lời khai của bị cáo và nhân chứng để kết luận: (i)bị cáo đã có hành vi giết người khi vẫn nhận thức được đầy đủ tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của minh, và (ii) bị cáo biết rõ hậu quả chết người sẽ xảy ra và có mong muốn hậu quả này xảy ra hoặc có ý thức bỏ mặc hậu quả này xảy ra. Dưới đây là các quy định pháp luật có liên quan và phân tích, bình luận của Án lệ:

  1. QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN:

Các điều 93, 202 Bộ luật Hình sự năm 1999 (tương ứng với các điều 123, 260 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)).

  1. Bộ luật Hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009)

Điều 93. Tội giết người

  1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

  1. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

  1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

…..

  1. Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

Điều 123. Tội giết người

  1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

….

  1. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.

…..

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

  1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  2. Làm chết 01 người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

…..

Liên hệ Luật STC để được tư vấn các tội danh liên quan đến Án lệ số 30
Liên hệ Luật STC để được tư vấn các tội danh liên quan đến Án lệ số 30
  1. PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN
  2. Phân biệt Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” và Tội “Giết người”

a, Tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”

Những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ không có tính chất nguy hiểm, không gây thiệt hại cho xã hội chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính. Đối với những hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ có tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ bị coi là tội phạm và được quy định trong Bộ luật hình sự.

Nếu hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà chưa gây ra thiệt hại về tính mạng hoặc gây thương tích, thiệt hại tài sản thì chưa cấu thành tội phạm (trừ trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản của người khác nếu không được ngăn chặn kịp thời). Hậu quả của tai nạn giao thông là một trong các căn cứ để xác định trách nhiệm mà người gây ra tai nạn phải gánh chịu.

Để phân biệt với tội “Giết người” thì tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” xảy ra khi chủ thể, tức người gây ra tai nạn không mong muốn hậu quả nạn nhân chết, không cố ý dùng mọi thủ đoạn tước bỏ tính mạng của nạn nhân.

 

b, Tội “Giết người”

Về hành vi, tội giết người cấu thành khi người phạm tội dùng mọi thủ đoạn nhằm tước đoạt mạng sống của người khác. Một người có thể cứu giúp người khác mà không cứu dẫn đến người đó chết cũng là hành vi của tội “Giết người”.

 

Nếu một người đã cố ý tước đoạt tính mạng nhưng nạn nhân không chết thì vẫn cấu thành tội Giết người. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể tước đoạt mạng sống của người khác, thấy trước hậu quả rằng nạn nhân có thể chết, không mong muốn nhưng vẫn để hậu quả xảy ra thì vẫn cấu thành tội “Giết người”

 

Để phân biệt với tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” thì tội “Giết người” xảy ra khi tội phạm có mong muốn nạn nhân chết và có hành vi cố ý tước bỏ tính mạng nạn nhân.

Hành vi cố ý điều khiển xe chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn có thể cấu thành tội “Giết người” quy định tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 nếu đáp ứng đầy đủ các đặc điểm sau đây.

Về mặt khách quan: Người phạm tội có hành vi tước đoạt tính mạng của nạn nhân sau khi gây tai nạn. Đây thuộc dạng hành vi hành động. Hậu quả làm nạn nhân chết.

Về mặt chủ quan: Người thực hiện với lỗi cố ý, người phạm tội nhận thức được hành vi chèn xe của mình có thể dẫn đến nguyên nhân tử vong cho nạn nhân nhưng vẫn thực hiện và mong muốn nạn nhân thiệt mạng.

Về mặt khách thể: Tội phạm xâm phạm đến mối quan hệ liên quan đến tính mạng của con người được pháp luật hình sự bảo vệ; quyền được sống của con người được pháp luật bảo vệ.

Về mặt chủ thể: Chủ thể là người có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.

  1. Án lệ số 30/2020/AL hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi gây tai nạn

Tóm tắt Án lệ

Sau khi gây ra tai nạn giao thông cho bị hại – Hoàng Đức P, bị cáo Phan Đình Q dừng xe xuống kiểm tra thấy bị hại nằm dưới gầm xe ô tô, tay phải nằm vắt ra ngoài, bánh phía sau bên phụ của ô tô đè lên phần vai, gáy của em P, phần mặt bên trái của P tiếp xúc với mặt đường. Không xác định được bị hại còn sống hay đã chết, bị cáo tiếp tục điều khiển xe chèn lên người bị hại. Hậu quả là bị hại chết.

Hướng giải quyết của Án lệ

Thẩm phán tuyên bố bị cáo Phan Đình Q phạm tội “Giết người” Áp dụng khoản 2 Điều 93; điểm b khoản 1,2 Điều 46 Bộ luật Hình sự năm 1999, xử phạt: Phan Đình Q 13 (mười ba) năm 6 (sáu) tháng tù.

  1. Bình luận hướng giải quyết

Trong Án lệ số 30, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội xác định hành vi có ý giết người dựa trên các tình tiết khách quan của vụ án, lời khai của bị cáo và nhân chứng để kết luận:

(i)bị cáo đã có hành vi giết người khi vẫn nhận thức được đầy đủ tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi của minh, và

(ii) bị cáo biết rõ hậu quả chết người sẽ xảy ra và có mong muốn hậu quả này xảy ra hoặc có ý thức bỏ mặc hậu quả này xảy ra.

Trong tình huống án lệ, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội không giải thích rõ về hai giai đoạn trong diễn biến phạm tội gồm (1) bị cáo gây tai nạn giao thông do khi điều khiển xe chuyển hướng nhưng không quan sát kỹ; và (2) bị cáo có hành vi giết người sau khi kiểm tra tình trạng nạn nhân khi có tai nạn. Theo đó, nội dung án lệ không xác định cụ thể hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ của bị cáo là gì trong giai đoạn (1), nếu xảy ra hậu quả chết người thì có nằm ngoài ý thức chủ quan của người phạm tội hay không, hay nói cách khác có phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông hay không. Tuy nhiên, kết luận của án lệ là phù hợp, vì hành vi cố ý giết người trong giai đoạn (2) của bị cáo là rõ ràng.

Như đã phân tích ở trên, Án lệ số 30 đã đưa ra đường lối hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng chính xác hơn các quy định của pháp luật hình sự trong việc xác định hành vi giết người hay hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ mà làm chết người. Các kết luận được nêu tại Ấn lệ số 30 đã đánh giá chính xác được tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi cũng như ý thức chủ quan của người phạm tội là cố ý giết người.

Mặc dù, đã có án lệ số 30/2020/AL và một số văn bản hướng dẫn về về hành vi cố ý điều khiển phương tiện giao thông chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông là phạm tội “Giết người” nhưng trong thực tiễn mỗi vụ án có những tình tiết riêng hoặc có một số trường hợp đối tượng thực hiện hành vi phạm tội giết người bằng phương tiện giao thông nhưng quá trình điều tra, việc chứng minh tội phạm và thu thập chứng cứ cũng như xác định các tình tiết định khung tăng nặng như “Có tính chất côn đồ” hoặc “ Thực hiện tội phạm một cách man rợ”… còn gặp nhiều khó khăn và thiếu thống nhất.

Ví dụ như nội dung vụ án sau đây do tác giả Cao Phạm Tuân – Trần Thị Thu Hiền cung cấp trong bài: “Bàn về vấn đề chuyển hóa tội danh từ “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” sang “Giết người””[1]

Nội dung vụ án sau đây là một ví dụ về việc khó khăn trong xác định tội danh về hành vi gây tai nạn giao thông nhưng vẫn không dừng xe mà cố ý điều khiển phương tiện giao thông bỏ chạy gây hậu quả chết người:

Khoảng 22 giờ 25 phút, ngày 04/2/2020, Hoàng Văn T trú tại thôn C, huyện H, tỉnh Q điều khiển xe ô tô, BKS 73A – 045.xx chạy trên Quốc lộ 1A theo hướng Bắc – Nam, khi đến đoạn km 598 + 100, Quốc lộ 1A, thuộc địa phận xã Đ, huyện T, tỉnh Q. Phát hiện phía trước cách đầu xe ô tô khoảng 3m có ông T.H.P  đang dắt xe đạp đi qua đường theo hướng Tây Nam – Đông Bắc, do không xử lý kịp nên xe ô tô BKS 73A – 045. xx do Hoàng Văn T điều khiển đã đâm vào ông P, làm xe đạp bị văng về trước bên trái, ông P bị cuốn mắc kẹt dưới gầm xe ô tô. Sau khi gây tai nạn, biết ông P bị cuốn đang mắc dưới gầm xe ô tô nhưng T không dừng lại mà tiếp tục đánh lái sang phải kéo lê ông P chạy khoảng 100 mét, T thấy xe bị ì nặng, đuối máy khó đi, nên T đạp chân côn cài từ số 4 về số 3 rồi đạp chân ga tiếp tục cho xe chạy khoảng 1,5km đến đoạn đường vắng người qua lại. T cho xe dừng lại, xuống xe quan sát thấy 02 chân của nạn nhân tại vị trí gắn biển số xe ô tô phía trước, T tiếp tục điều khiển xe gài số lùi xe cho xe lùi khoảng 02 mét thì nạn nhân rơi xuống đường.  Sau đó, T đánh tay lái sang trái rồi điều khiển xe bỏ chạy vào đường liên thôn mục đích tránh trạm thu phí rồi về nhà ở huyện T H. Hậu quả ông T.H.P bị chết.

Tại Bản kết luận giám định pháp y về tử thi số 164/TT, ngày 19/11/2019 của Trung tâm giám định Y khoa – Pháp y tỉnh Q kết luận: Dấu hiệu chính qua giám định: Vùng mặt biến dạng, vùng đầu mặt bên phải có vết thương, kích thước 19 x 11cm, bờ mép vết thương nham nhỡ; Vỡ lún xương sọ vùng trán đỉnh thái dương phải, kích thước 9 x 7cm; Tổ chức não dập nát, phòi ra ngoài; Gãy sập xương gò má phải và xương hàm bên phải; Lồng ngực biến dạng, gãy cung trước các xương sườn từ số 2 đến số 9 ở cả hai bên, gãy xương bả vai phải. Gãy cung sau các xương sườn số 7, 8, 9, 10 bên phải. Nguyên nhân nạn nhân chết: Chấn thương sọ não, chấn thương ngực kín.

Sau khi vụ án được thụ lý đã có nhiều quan điểm về xác định tội danh và khung hình phạt đối với T như sau:

Quan điểm thứ nhất: T chỉ phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định khoản 2 tại Điều 260 BLHS. Bởi vì khi điều khiển xe lưu thông trên đường T đã phát hiện ra nạn nhân nhưng do xe chạy tốc độ nhanh, xử lý kém nên T đã đâm vào nạn nhân gây tai nạn khiến ông T tử vong. Việc T điều khiển xe chạy tiếp 1,5km sau đó lùi lại để nạn nhân không bị giắt vào xe và điều khiển xe về nhà là do tâm lý hoảng loạn của T khi gây ra tai nạn nhằm trốn tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng, đây là tình tiết định khung tăng nặng quy định tại điểm c khoản 2 Điều 260 Bộ luật hình sự “Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn”. T không thể chắc chắn rằng khi điều khiển xe chạy tiếp nạn nhân có bị rơi ra hay không và có thể bị phát hiện. Do đó việc điều khiển xe kéo lê nạn nhân của T không phải là lỗi cố ý nên T không thể phạm tội “Giết người” mà chỉ phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định tại Điều 260 BLHS.

Quan điểm thứ hai: T phạm tội “Giết người” với tình tiết định khung “Thực hiện tội phạm một cách man rợ” quy định tại điểm i khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015. Bởi vì khi gây tai nạn cho ông P, T biết ông P bị mắc kẹt trong gầm xe nhưng không dừng lại đế cứu nạn nhân mà tiếp tục điều khiển xe ô tô kéo lê nạn nhân chạy khoảng 1,5km để tìm nơi vắng người cài số lùi cho nạn nhân rơi xuống rồi bỏ mặc nhằm trốn tránh trách nhiệm. T hoàn toàn có thể nhận thức được việc tiếp tục cho xe chạy kéo lê nạn nhân theo sẽ càng gây nguy hiểm cho nạn nhân và khiến thân thể của nạn nhân bị đau đớn, không nguyên vẹn trước khi chết và sự việc này sẽ gây tâm lý hoang mang lo lắng trong quần chúng nhân dân nhưng T vẫn cố ý thực hiện nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ gây hậu quả nạn nhân chết với rất nhiều thương tích. Do đó, T phải chịu TNHS về tội “Giết người” với tình tiết định khung “Thực hiện tội phạm một cách man rợ” quy định tại điểm i khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Quan điểm thứ ba: T phạm tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015. Vì hành vi của T điều khiển xe ô tô gây tai nạn là do T thiếu quan sát, xử lý kém nên đã vô ý gây tai nạn giao thông cho ông P. Sau khi tai nạn xảy ra T biết nạn nhân đang bị mắc kẹt dưới gầm xe nhưng không dừng lại mà cố ý điều khiển xe ô tô tiếp tục chạy, kéo lê ông P khoảng 1,5km, gài số lùi để ông P rơi ra khỏi gầm xe rồi bỏ mặc cho hậu quả xảy ra làm ông P tử vong với nhiều thương tích. Do đó hành vi của T không phải phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ”, cũng không phải phạm tội “Giết người” với tình tiết định khung tăng nặng “Thực hiện tội phạm một cách man rợ” mà phạm tội “Giết người” với lỗi cố ý gián tiếp quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS.

Quan điểm thứ ba cũng đồng thời là quan điểm của tác giả: Việc định tội danh này là phù hợp nhất, tương xứng với hành vi phạm tội của bị cáo bởi vì: Nguyên nhân ban đầu xảy ra vụ án là do bị cáo thiếu chú ý quan sát trong khi điều khiển xe ô tô nên đã gây ra tai nạn, làm ông P bị cuốn mắc kẹt dưới gầm xe ô tô của bị cáo, đó là lỗi vô ý. Nếu sau khi gây tai nạn, bị cáo dừng xe lại để kiểm tra tình trạng nạn nhân nhằm có cách xử lý phù hợp thì bị cáo chỉ phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” theo quy định khoản 2 tại Điều 260 BLHS.

Tuy nhiên, sau khi gây tai nạn bị cáo biết nạn nhân đang mặc kẹt dưới gầm xe nhưng bị cáo vẫn cố ý điều khiển cho xe tiếp tục chạy, kéo lê nạn nhân một quãng đường dài khoảng 1,5km rồi gài số lùi để nạn nhân rơi ra khỏi xe, bỏ mặc nạn nhân làm cho ông P chết với nhiều thương tích trên cơ thể. Việc T điều khiển xe kéo lê nạn nhân rồi lùi xe đằn lên cơ thể nạn nhân làm cho nạn nhân chết nhằm trốn nghĩa vụ là hành vi cố ý. Do đó hành vi của T không phải phạm tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” mà chuyển hóa thành tội “Giết người” theo quy định tại khoản 2 Điều 123 BLHS. Việc T cố ý điều khiển xe kéo lê nạn nhân và gài số lùi để nạn nhân rơi ra khỏi xe nhằm mục đích tránh bị phát hiện đã cấu thành tội giết người, do đó nếu xác định T phạm tội “Giết người” với tình tiết định khung tăng nặng “Thực hiện tội phạm một cách man rợ” quy định tại điểm i khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 là chưa phù hợp với hành vi của bị cáo. Chính vì T cố ý điều khiển xe kéo lê nạn nhân và lùi xe lên nạn nhân nên hành vi của bị cáo T đã chuyển hóa thành tội “Giết người”. Vì vậy, T không phải chịu tình tiết định khung tặng tặng “Thực hiện tội phạm một cách man rợ” quy định tại điểm i khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự năm 2015 mà chỉ phạm tội “Giết người” theo khoản 2 Điều 123 với cấu thành cơ bản có mức hình phạt từ 07-15 năm tù là tương xứng với hành vi của bị cáo.

Trong cả án lệ số 30/2020 và ví dụ mà tôi dẫn chứng từ bài viết trên tạp chí kiểm sát, việc phạm tội giết người khi cố ý lái xe chèn lên bị hại sau khi xảy ra tai nạn giao thông, tại hiện trường không có người chứng kiến, không có camera ghi lịa hình ảnh xảy ra, không có hình ảnh hay video liên quan từ các khu vực gần đó, vì vậy để xác định tội của bị cáo cơ quan tố tụng dựa trên lời khai của người phạm tội, các biên bản khám nghiệm tử thi, kết luận giám định pháp y và sơ đồ hiện trường. Việc chuyển hóa tâm lý tội phạm, bước đầu từ vô ý gây tai nạn sang cố ý giết người với lỗi cố ý gián tiếp rất khó xác định bởi chỉ dựa vào lời khai của người phạm tội với tâm lý muốn trốn tránh trách nhiệm hình sự thì chưa đủ căn cứ và sự thống nhất trong việc giải quyết các vụ án có sự chuyển hóa từ tội “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” sang tội “Giết người”. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, các cơ quan tố tụng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về các dấu hiệu chuyển hóa tội phạm, các tình tiết định khung tăng nặng khi áp dụng đối với tội phạm đã chuyển hóa nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án được chặt chẽ, thống nhất, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật./.

[1] Tạp chí Kiểm Sát, Đăng ngày 24/03/2020, truy cập https://kiemsat.vn/ban-ve-van-de-chuyen-hoa-toi-danh-tu-vi-pham-quy-dinh-ve-tham-gia-giao-thong-duong-bo-sang-giet-nguoi-56944.html ngày 29/07/2022

* Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

TỘI ĐẦU CƠ VÀ CÁC MỨC XỬ PHẠT

Đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của các loại tài sản trên.

Đây là hành vi nguy hiểm cho xã hội, làm biến động giá cả khiến cho hoạt động của thị trường căng thẳng, gây khó khăn cho việc điều tiết thị trường của Nhà nước. Từ đó sẽ đem đến rủi ro cho các nhà đầu tư, gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

Ngoài xử phạt hành chính, pháp luật hình sự quy định về hành vi này tại Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015. Điều luật cho thấy, khi người nào thu lợi bất chính từ việc lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế để vơ vét, mua gom hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá với số lượng lớn thì có thể bị xử lý hình sự về Tội đầu cơ.

1.Cấu thành tội phạm của Tội Đầu cơ

Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các yếu tố cấu thành tội đầu cơ:

– Mặt khách quan

+ Trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế, các đối tượng có hành vi lợi dụng nhu cầu của người dân với sự khan hiếm cung ứng hàng hóa cho thị trường không đủ hoặc tạo ra sự khan hiếm một cách giả tạo để vơ vét mua hàng hóa với số lượng lớn nhằm bán lại để thu lợi bất chính

+ Trong đó việc vơ vét mua gom hàng hóa có thể được hiểu là hành vi mua hàng hóa để dự trữ với mục đích khi nguồn hàng cung cấp cho thị trường bị thiếu thì họ sẽ đẩy giá lên cao để bán thu lợi bất chính

+ Số lượng hàng hóa phải là số lượng hàng hóa có số lượng lớn ( theo quy định của cơ quan có thẩm quyền). Số lượng không lớn thì không đủ yếu tố cấu thành tội đầu cơ. Bởi vì việc có bán lại hàng hóa hay không, có thu lợi hay không thì chưa phải là dấu hiệu cấu thành bắt buộc.

+ Dấu hiệu cấu thành cơ bản là gây hậu quả nghiêm trọng. Việc vơ vét mua gom hàng hóa bán lại nhằm thu lợi bất chính như nêu trên mà không gây hậu quả nghiêm trọng thì cũng không đủ cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong đó, việc gây hậu quả nghiêm trọng có thể hiểu là làm rối loạn thị trường, dựa vô tình trạng dịch bệnh, tình trạng kinh tế khó khăn gây hoang mang lo sợ trong một bộ phận nhân dân, đẩy giá cả tăng vọt dẫn đến Nhà nước không kiểm soát được, làm ảnh hưởng đến uy tín của Nhà nước,..

+ Khách thể của tội đầu cơ: Trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế, hành vi đầu cơ xâm phạm đến hoạt động quản lý thị trường và các chính sách kinh tế – xã hội của Nhà nước.

-Mặt chủ quan của tội đầu cơ:

+Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội này với lỗi là lỗi cố ý.

+Dấu hiệu cấu thành cơ bản là mục đích nhằm bán lại thu lợi bất chính. Nếu việc mua vét hàng hóa không có mục đích bán lại thu lợi bất chính như mua vét để cứu trợ, để tặng cho các tổ chức cá nhân với mục đích từ thiện thì không cấu thành tội này.

-Chủ thể của tội đầu cơ: Chủ thể là bất kỳ chủ thể, pháp nhân nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

2.Xử lý đối với tội đầu cơ

2.1. Mức phạt hành chính đối với hành vi đầu cơ hàng hóa

Điều 31 Nghị định 98/2020/NĐ – CP ngày 26/08/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi đầu cơ hàng hóa bao gồm:

– Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa thuộc một trong các trường hợp dưới đây, có giá trị từ 50 – dưới 100 triệu đồng nhằm bán lại thu lợi bất chính:

+ Hàng hóa thuộc danh mục bình ổn giá hoặc danh mục nhà nước định giá;

+ Khi thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, chiến tranh hoặc diễn biến bất thường khác.

– Phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có giá trị từ 100- dưới 200 triệu đồng.

– Phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng đối với hành vi đồng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có giá trị từ 200 – dưới 500 triệu đồng.

– Phạt tiền từ 50 – 80 trịêu đồng đối với hành vi đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có giá trị từ 500 triệu đồng- dưới 01 tỷ đồng.

– Phạt tiền từ 80 – 100 triệu đồng đối với hành vi đầu cơ hàng hóa có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên.

-Ngoài ra còn có hình thức xử  phạt bổ sung gồm:

+Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 – Nghị định 98/2020/NĐ-CP.

+Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 – Nghị định 98/2020/NĐ –CP trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

+Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 31 – Nghị định 98/2020/NĐ –CP trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

2.2. Mức hình phạt đối với tội đầu cơ

-Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

-Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

+ Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

-Phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với các trường hợp gồm:

+ Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

+ Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

-Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2.3. Pháp nhân thương mại cũng bị xử phạt tội Đầu cơ:

-Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015.

-Phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 196 Bộ luật Hình sự 2015.

-Phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng nếu phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 196 luật Hình sự 2015

– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Liên hệ Luật STC theo số HL 098887.3883 để được tư vấn miễn phí
Liên hệ Luật STC theo số HL 098887.3883 để được tư vấn miễn phí

Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

DI CHUYỂN TRÊN ĐƯỜNG CHC, ĐƯỜNG LĂN, SÂN ĐỖ CỦA SÂN BAY

Gần đây mạng xã hội xuất hiện nhiều clip do các Tiktoker nhảy múa trong sân bay và trở thành trào lưu khiến nhiều người bắt chước. Tuy nhiên đây là hành vi mà pháp luật cấm vì việc di chuyển trong khu vực sân bay phải được quản lý nghiêm ngặt nhằm tránh xảy ra tai nạn. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc di chuyển trong khu vực sân bay như đường CHC, đường lăn, sân đỗ của sân bay? Nếu vi phạm bị xử lý ra sao?

  1. Đường CHC, đường lăn và sân đỗ tàu bay.

1.1. Khoản 41, khoản 73 và khoản 90 Điều 2 Hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn khai thác sân bay (Ban hàm kèm theo Quyết định 336/QĐ-CHK Quyết định về việc ban hành Tài liệu Hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn khai thác sân bay ngày 03/02/2021 của Cục Hàng không Việt Nam) quy định:

a.Đường CHC (Runway): Một khu vực hình chữ nhật được xác định trên mặt đất tại khu bay dùng cho tàu bay cất cánh và hạ cánh.

-Sân quay đầu đường CHC (Runway turn pad): Khu vực xác định giáp cạnh bên đường CHC sân bay dùng cho tàu bay quay đầu 180 độ trở về đường CHC

-Đường CHC cất cánh (Take – off runway): Đường CHC chỉ sử dụng cho tàu bay cất cánh

Khu vực chạm bánh (Touch down zone): Một phần đường CHC kể từ ngưỡng đường CHC trở vào cho phép tàu bay tiếp xúc bánh đầu tiên với đường CHC khi hạ cánh.

b.Đường lăn ( Taxiway): Đường lăn xác định trên sân bay mặt đất dùng cho tàu bay lăn/ di chuyển từ bộ phận này đến bộ phận khác của sân bay gồm có:

-Đường lăn vào vị trí đỗ tàu bay – Vệt lăn ( Aircraft stand taxilane): Một phần sân đỗ tàu bay được xác định làm đường lăn chỉ dùng cho tàu bay lăn vào từng vị trí đỗ tàu bay.

-Đường lăn trên sân đỗ tàu bay ( Apron taxiway): Một phần của hệ thống đường lăn nằm trên sân đỗ tàu bay dùng làm đường lăn qua sân đỗ tàu bay.

-Đường lăn thoát nhanh (Rapid exit taxiway): Đường lăn nối với đường CHC theo một góc nhọn và dùng cho tàu bay hạ cánh rời đường CHC với tốc độ lớn nhằm giảm thời gian chiếm đường CHC.

c.Sân chờ (Holding bay): Một khu vực mà ở đó cho phép tàu bay dừng lại hoặc vòng tránh nhằm tạo điều kiện thuận lợi an toàn cho hoạt động của các tàu bay khác.

1.2. Khoản 14, Khoản 15 và Khoản 20 – Điều 02 Thông tư 29/2021/TT-BGTVT ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2021 của Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay quy định:

-Khu vực di chuyển (manoeuvring area) là một phần của sân bay được sử dụng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh và lăn bánh, không bao gồm sân đỗ tàu bay.

-Khu vực hoạt động (movement area) là một phần của sân bay được sử dụng cho tàu bay cất cánh, hạ cánh, lăn bánh, bao gồm khu vực di chuyển và sân đỗ tàu bay.

-Sân đỗ tàu bay (apron) là khu vực được xác định trong sân bay dành cho tàu bay đỗ để phục vụ hành khách lên, xuống; chất xếp, bốc dỡ hành lý, bưu gửi, hàng hóa; tiếp nhiên liệu; cung cấp suất ăn; phục vụ kỹ thuật hoặc bảo dưỡng tàu bay.

Từ những quy định trên, ta có thể hiểu ngắn gọn rằng mỗi khu vực trong sân bay đều liên quan với nhau. Nên việc di chuyển trong sân quy phải tuân theo quy định của pháp luật để đảm bảo trật tự, an toàn cho sân bay.

  1. Việc tự ý di chuyển trên đường CHC, đường lăn và sân đỗ là vi phạm.

Khoản 25 Điều 10 Hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn khai thác sân bay (Ban hàm kèm theo Quyết định 336/QĐ-CHK Quyết định về việc ban hành Tài liệu Hướng dẫn thực hiện các quy định về an toàn khai thác sân bay ngày 03/02/2021 của Cục Hàng không Việt Nam) quy định:

Nghiêm cấm người, phương tiện không có nhiệm vụ tiếp cận tàu bay, trang thiết bị, phương tiện mặt đất và di chuyển trên đường CHC, đường lăn, sân đỗ tàu bay.”

Như vậy, việc tự ý di chuyển trên đường CHC, đường lăn, sân đỗ mà không được cho phép của người có thẩm quyền là hành vi bị nghiêm cấm.

  1. Di chuyển trên đường CHC, đường lăn, sân đỗ trái phép bị xử lý thế nào?

3.1. Mức xử phạt hành chính

Điều 11 Nghị định 162/2018/NĐ-CP Nghị định ban hành ngày 30 tháng 11 năm 2018 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng, đối với vi phạm quy định về đi lại, điều khiển, vận hành phương tiện, thiết bị hoạt động trong cảng hàng không, sân bay thì sẽ bị xử phạm như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu có hành vi đi lại trên sân đỗ tàu bay không đúng phần đường hoặc đi lại ở những nơi không được phép.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu có hành vi di chuyển trên đường cất cánh, đường lăn khi không được phép.

3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 278 Bộ luật Hình sự 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự số 100/20015/QH13, quy định về tội cản trở giao thông đường không gồm:

-Phạt cải tạo không giam giữ 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm và phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu thuộc trong các trường hợp sau:

– Các hành vi vi phạm dẫn đến hậu quả:

+ Làm chết người

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

+ Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

-Đã bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều 278 luật Hình sự 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự số 100/20015/QH13

-Đã bị kết án về tội cản trở giao thông đường không, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

  1. Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm nếu phạm tội trong các trường hợp sau:

– Làm chết 02 người;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

– Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

– Là người có trách nhiệm trực tiếp bảo đảm an toàn giao thông đường không hoặc trực tiếp quản lý thiết bị an toàn giao thông đường không

  1. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm nếu phạm tội trong các trường hợp sau:

– Làm chết 03 người trở lên;

– Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

– Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù 03 tháng đến 02 năm nếu không ngăn cản kịp thời dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a,b và c khoản 3 Điều 278 luật Hình sự 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật hình sự số 100/20015/QH13
  2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Các quy định trên cho thấy hành vi nhảy nhót của các Tiktoker nêu trên là vi phạm pháp luật do đó tùy từng mức độ mà họ cần phải bị xử lý, nhằm chấm dứt các hành vi sai phạm, tạo trào lưu xấu cho xã hội. Bởi  mỗi người và phương tiện nếu muốn hoặc có nhiệm vụ phải tham gia hoạt động trên đường CHC, đường lăn và sân đỗ tàu bay phải được sự đồng ý và tuân thủ nghiêm hướng dẫn của các bên liên quan theo quy định của pháp luật.

Liên hệ Luật STC theo số HL 098887.3883 để được tư vấn miễn phí
Liên hệ Luật STC theo số HL 098887.3883 để được tư vấn miễn phí

Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

HỢP ĐỒNG MƯỢN TÀI SẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về loại hợp đồng này như sau:

          1.Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản

Điều 495 quy định: Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.

2.Quyền và Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

  1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.
  2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.
  4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.
  5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Điều 497. Quyền của bên mượn tài sản

  1. Được sử dụng tài sản mượn theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
  2. Yêu cầu bên cho mượn thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn, nếu có thỏa thuận.
  3. Không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên của tài sản mượn.

 

Liên hệ số HL 0988873883 của Luật STC để được tư vấn chi tiết về Hợp đồng mượn tài sản
Liên hệ số HL 0988873883 của Luật STC để được tư vấn chi tiết về Hợp đồng mượn tài sản

         3.Quyền và nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

Điều 498. Nghĩa vụ của bên cho mượn tài sản

  1. Cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản, nếu có.
  2. Thanh toán cho bên mượn chi phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản, nếu có thỏa thuận.
  3. Bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn biết dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn, trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết.

Điều 499. Quyền của bên cho mượn tài sản

  1. Đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thỏa thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đòi lại tài sản đó mặc dù bên mượn chưa đạt được mục đích, nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý.
  2. Đòi lại tài sản khi bên mượn sử dụng không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thỏa thuận hoặc cho người khác mượn lại mà không có sự đồng ý của bên cho mượn.
  3. Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tài sản do bên mượn gây ra.

Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN

Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về các nôi dung liên quan đến việc thuê tài sản như sau:

  1. Thỏa thuận giá thuê, thời hạn thuê và cho thuê lại tài sản.

– Điều 473. Giá thuê

  1. Giá thuê do các bên thỏa thuận hoặc do người thứ ba xác định theo yêu cầu của các bên, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  2. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng thì giá thuê được xác định theo giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết hợp đồng thuê.

Điều 474. Thời hạn thuê

  1. Thời hạn thuê do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì được xác định theo mục đích thuê.
  2. Trường hợp các bên không thỏa thuận về thời hạn thuê và thời hạn thuê không thể xác định được theo mục đích thuê thì mỗi bên có quyền chấm dứt hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải thông báo cho bên kia trước một thời gian hợp lý.

Điều 475. Cho thuê lại

Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.

  1. Giao tài sản thuê và các nghĩa vụ liên quan

Điều 476. Giao tài sản thuê

  1. Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.
  2. Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 477. Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê

  1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
  2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
  3. a) Sửa chữa tài sản;
  4. b) Giảm giá thuê;
  5. c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.
  6. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.

Điều 478. Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dụng tài sản cho bên thuê

  1. Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
  2. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 479. Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê

  1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.

Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.

  1. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.

Điều 480. Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích

  1. Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
  2. Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  3. Trả tiền thuê tài sản và trả lại tài sản thuê

Điều 481. Trả tiền thuê

  1. Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
  2. Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều 482. Trả lại tài sản thuê

  1. Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
  2. Trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  3. Trường hợp tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.
  4. Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.
  5. Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.

Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

HỢP ĐỒNG VAY TÀI SẢN VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bộ luật Dân sự 2015 quy định các vấn đề liên quan đến việc vay tài sản, cụ thể:

1.Quyền sở hữu đối với tài sản vay và nghĩa vụ của bên cho vay

-Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó – Điều 464

-Nghĩa vụ của bên cho vay – Điều 465 xác định:

+Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.

+Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.

+Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác.

2.Nghĩa vụ trả nợ của bên vay- Điều 466

Sau khi sở hữu tài sản vay, bên vay có nghĩa vụ trả nợ có thể theo các quy định sau:

2.1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.2 Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

2.3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

2.5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

  1. a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
  2. b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các bên có thể thỏa thuận về việc tài sản vay phải được sử dụng đúng mục đích vay. Bên cho vay có quyền kiểm tra việc sử dụng tài sản và có quyền đòi lại tài sản vay trước thời hạn nếu đã nhắc nhở mà bên vay vẫn sử dụng tài sản trái mục đích.

  1. Lãi suất cho vay-Điều 468

3.1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2.2 Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Hợp đồng vay tài sản có thể không xác định kỳ hạn hoặc vay có kỳ hạn tùy thuộc thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định tại Điều 469 và Điều 470.

Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí về hợp đồng vay tài sản
Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí về hợp đồng vay tài sản

 

 

 

HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN VÀ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN

Điều 457 Bộ luật Dân sự xác định: Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Hiểu rõ một số quy định liên quan đến tặng cho tài sản sẽ giúp các bên thực hiện việc tặng cho đúng thủ tục, được pháp luật công nhận hiệu lực. 

1.Có 2 loại tài sản tặng cho: Tặng cho động sản và tặng cho bất động sản

Điều 458 Bộ luật Dân sự quy định: (1) Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (2) Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 459 quy định về tặng cho bất động sản: (1) Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.(2) Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

2.Hậu quả của việc cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình. 

Điều 460 quy định Trách nhiệm do cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình, cụ thể: Trường hợp bên tặng cho cố ý tặng cho tài sản không thuộc sở hữu của mình mà bên được tặng cho không biết hoặc không thể biết về việc đó thì bên tặng cho phải thanh toán chi phí để làm tăng giá trị của tài sản cho bên được tặng cho khi chủ sở hữu lấy lại tài sản.

Như vậy, bên tặng cho phải chịu trách nhiệm do lỗi của mình bằng việc thanh toán thêm chi phí vào giá trị tài sản tặng cho trong trường hợp chủ sở hữu lấy lại tài sản của họ.

3.Nghĩa vụ thông báo khuyết tật của tài sản tặng cho

Nếu tài sản tặng cho có khuyết tật thì bên tặng cho có nghĩa vụ phải thông báo cho bên được tặng cho khuyết tật của tài sản tặng cho. Trường hợp bên tặng cho biết tài sản có khuyết tật mà không thông báo thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra cho người được tặng cho; nếu bên tặng cho không biết về khuyết tật của tài sản tặng cho thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Quy định tại Điều 461.

4. Tặng cho tài sản có điều kiện. Điều 462 Bộ luật Dân sự quy định

-Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

– Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

  NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trong một số trường hợp vì một vài lý do mà các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, pháp luật quy định với nhiều trường hợp khác nhau.

1.ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Là trường hợp một bên trong quan hệ lao động muốn chấm dứt quan hệ lao động mà không có sự thỏa thuận.

Theo đó ta thấy trong mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, nếu một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng, hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì bên còn lại có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí về pháp luật lao động
Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí về pháp luật lao động

2.NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Vì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận phát sinh giữa 2 bên gồm người lao động và người sử dụng lao động, nên việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có thể xảy ra từ một hoặc hai phía. Đối với người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp dưới đây.

Điều 35 – Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động có quyền chấm dứt hợp đồng lao động theo 2 hình thức: Có báo trước và không cần báo trước, cụ thể:

1.Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

*Một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ quy định thời hạn ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên; Hoặc ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng

2.Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;

b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;

c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;

e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Việc báo trước cho người sử dụng lao động thời gian nghỉ việc sẽ giúp tổ chức, doanh nghiệp có thời gian bố trí và tìm kiếm nhân sự mới phù hợp đồng thời giúp chính người lao động có thêm thời gian tìm kiếm công việc mới phù hợp với nhu cầu và cuộc sống hiện tại của họ.

Pháp luật không quy định cụ thể hình thức báo trước nhưng người lao động nên viết đơn bằng văn bản giấy, bằng văn bản mail để thông báo về việc nghỉ việc và xin xác nhận của người sử dụng lao động. Từ đó làm căn cứ để chứng minh rằng mình đã thông báo trước cho người sử dụng lao động theo đúng pháp luật quy định.

Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

TỘI TỔ CHỨC MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH THƯƠNG MẠI

Mới đây, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) có văn bản đề nghị tăng cường phòng chống vi phạm pháp luật về thụ tinh trong ống nghiệm và mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.  Theo phản ánh của Vụ này, tình hình mang thai hộ vì mục đích thương mại, đẻ thuê, lựa chọn giới tính thai nhi có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp với số vụ các đường dây đẻ thuê (mang thai hộ vì mục đích thương mại), mua bán tinh trùng/trứng/phôi đang bị các cơ quan chức năng điều tra và xử lý theo pháp luật. Bộ luật Hình sự quy định biện pháp xử lý đối với tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại tại Điều 187, cụ thể:

  1. Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Người nào tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2.Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu thuộc trường hợp:

a) Đối với 02 người trở lên;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3.Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Để khắc phục và hạn chế sai phạm trên, Bộ Y tế đã khuyến cáo và đưa ra nhiều biện pháp yêu cầu áp dụng với các cơ sở hỗ trợ sinh sản trong và ngoài công lập với các quy trình tiêu chuẩn, sử dụng trang thiết bị máy móc hiện đại và thủ tục pháp lý rõ ràng. Đồng thời tăng cường kiểm tra, đối chiếu, giám sát chặt chẽ các hoạt động liên quan.

Để hiều rõ hơn các quy định của pháp luật về thủ tục và trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm mời bạn đọc liên hệ Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

CÔNG TY LUẬT TNHH STC tư vấn miễn phí tại số HL 098.887.3883
CÔNG TY LUẬT TNHH STC tư vấn miễn phí tại số HL 098.887.3883

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

4 HÌNH THỨC KỶ LUẬT LAO ĐỘNG

Trong quá trình xây dựng bộ máy nhân sự của tổ chức hay doanh nghiệp thì kỷ luật lao động được coi là yếu tố không thể thiếu. Kỷ luật lao động quy định về nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên trong việc tuân thủ nội quy lao động và tuân thủ nội quy do pháp luật quy định. Pháp luật lao động hiện nay quy định 4 hình thức xử lý sau: 

1.Kỷ luật lao động

Điều 117 – Bộ luật Lao động 2019, kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.

Theo đó, ta có thể hiểu kỷ luật lao động là những quy tắc xử sự về việc tuân thủ nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động, là cơ sở để đảm bảo việc thực hiện công việc được thực hiện một cách thống nhất, chặt chẽ, hiệu quả, đảm bảo trật tự tại nơi làm việc. Vậy nên nếu người lao động vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm tùy thuộc vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm thì sẽ áp dụng các hình thức xử lý khác nhau.

Liên hệ Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí
Liên hệ Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí

2.Các hình thức xử lý kỷ luật lao động

Điều 124 – Bộ luật Lao động 2019 quy định 04 hình thức xử lý kỷ luật lao động gồm: khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng, cách chức, sa thải. Cụ thể là:

2.1. Khiển trách.

Là hình thức xử lý lao động mang tính chất nhẹ nhất đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động. Tùy thuộc vào nội quy lao động của từng nơi làm việc thì hành vi áp dụng hình thức khiển trách sẽ khác nhau.

2.2. Kéo dài thời hạn không quá 06 tháng

Là hình thức xử lý lao động khi đó người lao động sẽ bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định.

2.3. Cách chức.

Là hình thức kỷ luật lao động đối với người được bổ nhiệm đang giữ một chức vụ nhất định thôi không giữ chức vụ đó nữa do vi phạm pháp luật thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của người đó, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm và trách nhiệm được giao.

2.4. Sa thải

Đây là hình thức kỷ luật lao động mang tính chất nặng nhất đối với người lao động khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động nghiêm trọng; là hình thức làm chấm dứt chức vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của người lao động. Các trường hợp được áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải bao gồm:

a.Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

b.Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

c.Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật Lao động 2019

d.Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Những trường hợp được coi là không có lý do chính đáng là những trường hợp không bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

0988873883