Mới đây, một đoạn ngõ ở phố Ngụy Như-Kon Tum của Hà Nội xuất hiện nhiều khóa cọc cấm đỗ xe được lắp đặt ngay dưới lòng đường. Đây là “sản phẩm” được lắp đặt nhằm mục đích không cho xe oto đỗ/đậu tại đoạn ngõ này. Thông tin sự việc được đăng tải trên báo Vnexpress (https://vnexpress.net/nhung-chu-nha-cong-phu-lap-coc-cam-do-xe-duoi-long-duong-4497339.html) gây nhiều chú ý của bạn đọc. Luật STC cũng nhận được câu hỏi về hành vi lắp đặt bục, bệ, vật cản trái phép trên đường nội đô của các chủ nhà có vi phạm pháp luật không? Luật STC giải đáp về câu hỏi này như sau:
Thứ nhất: Cần xác định đoạn ngõ bị lắp đặt khóa cọc thuộc loại đường bộ nào?
Theo điểm đ khoản 1 Điều 39 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: “Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị”
Như vậy, đoạn ngõ ở phố Ngụy Như-Kon Tum, Hà Nội nơi xảy ra sự việc được xác định là đường đô thị do đó chịu điều chỉnh của Quyết định 09/2018/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Thứ hai: Hành vi của người lắp đặt có vi phạm điều cấm của pháp luật?
Việc đặt vật cản trái phép trên đường tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông nhưng chưa bị xử lý tích cực và triệt để theo đúng quy định pháp luật. Bởi Điều 21 Quyết định 09/2018/QĐ-UBND của Thành phố Hà Nội quy định: “Các hành vi, hoạt động bị cấm khi sử dụng, khai thác đường đô thị được quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ, mục IV phần I Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn quản lý đường đô thị và các quy định khác có liên quan.”
Cụ thể, hành vi trên vi phạm những điều luật sau:
-Vi phạm Khoản 3 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ với các hành vi vi phạm tương ứng:
+ Xây, đặt bục bệ trái phép trên đường (Điểm c khoản 3 điều 36)
+ Hành vi khác gây cản trở giao thông ( Điểm i khoản 2 điều 35)
-Vi phạm Mục 4 phần I Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/2/2008 với hành vi vi phạm tương ứng: Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ; gây mất mĩ quan đô thị.( điểm 6)
Như vậy, có đủ căn cứ xác định hành vi tự ý lắp đặt nhiều khóa cọc cấm đỗ xe được lắp đặt ngay dưới lòng đường trong ngõ đi chung nêu trên đã vi phạm quy định pháp luật giao thông đường bộ. Hành vi này tương ứng với hành vi xây, đặt bục bệ, vật cản trái phép trên đường quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 36 Luật Giao thông đường bộ hiện hành.
Thứ ba: Chế tài xử lý người vi phạm?
Mọi hành vi vi phạm về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị bị xử lý theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Theo điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:
“5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này”.
Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khác phục hậu quả căn cứ điểm d khoản 10 điều 12 nghị định này như sau: “Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra”
Như vậy, người tự ý lắp đặt cọc cấm đỗ xe dưới lòng đường sẽ chịu đồng thời:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của lòng đường thay đổi do vi phạm gây ra.
Trên đây là tư vấn cơ bản của Luật STC đối với hành vi lắp đặt vật cản trái phép trên đường nội đô. Để hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật, mời bạn liên hệ:
Công ty Luật TNHH STC
Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Hotline: 0988873883
Email: stclawfirm.vn@gmail.com
Website: https://stclawfirm.com/
Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.