NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐƯƠNG NHIÊN ĐƯỢC XÓA ÁN TÍCH

Xoá án tích là việc một người đã bị kết án được coi như chưa bị kết án. Bộ luật Hình sự quy định hai loại trường hợp xoá án tích là xoá án tích đương nhiên và xoá án tích theo quyết định của Toà án. Bài viết này đề cập đến các trường hợp đương nhiên được xóa án tích.

1.Các tội danh được đương nhiên xóa án tích.

Khoản 1, Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 xác định:  Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Như vậy, người bị kết án nếu không thuộc tội danh của Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật Hình sự đều được xóa án tích khi đã đủ điều kiện theo quy định.

2.Thời hạn đương nhiên được xóa án tích.

Người bị kết án sau khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, xong hình phạt bổ sung và các quyết định khác của bản án, không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn dưới đây thì đương nhiên được xóa án tích:

  1. a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
  2. b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
  3. c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
  4. d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.

Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định về thời hạn trên.

  1. Cập nhật thông tin về tình hình án tích theo quy định.

Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện của quy định nêu trên.

Cụ thể, theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp, Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và các Sở Tư pháp) cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Liên hệ Luật STC theo số Hotline 098873883 để được luật sư tư vấn miễn phí.

MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CHO NGƯỜI PHẠM TỘI

Miễn trách nhiệm hình sự là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra Quyết định miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho người pham tội  nếu trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tình hình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Điều 29 Bộ luật Hình sự hiện hành xác định:

1.Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi có quyết định đại xá.

2.Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

c) Người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

3.Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ýgây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác và được người bị hại hoặc người đại diện của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Liên hệ Luật STC theo số HL 0988873883 để được tư vẫn miễn phí các quy định của Bộ luật Hình sự
Liên hệ Luật STC theo số HL 0988873883 để được tư vẫn miễn phí các quy định của Bộ luật Hình sự

 

CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC HOÃN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT TÙ VÀ THỦ TỤC XIN HOÃN

Hoãn chấp hành hình phạt tù đươc hiểu là việc người bị xử phạt tù được Tòa án cấp có thẩm quyền cho phép chưa cần phải thực hiện chấp hành hình phạt tù của bản án đã có hiệu lực pháp luật buộc họ phải chấp hành vì lý do nhất định.

  1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây (quy định tại Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015):
  2. a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
  3. b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến
  4. c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  5. d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

Lưu ý: Nếu trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù mà người này lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật Hình sự.

Liên hệ Luật STC theo số HL 0988873883 để được tư vấn trực tiếp về hoãn chấp hành hình phạt tù
Liên hệ Luật STC theo số HL 0988873883 để được tư vấn trực tiếp về hoãn chấp hành hình phạt tù

2.Thủ tục xin hoãn

Khi thuộc 1 trong các trường hợp được xét hoãn nêu trên, người bị kết án cần làm  đơn đề nghị hoặc văn bản đề nghị gửi đến Tòa án đã ra quyết định thi hành án kèm theo các giấy tờ có liên quan chứng minh người bị kết án thuộc trường hợp được xét hoãn chấp hành hình phạt tù.

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đơn hoặc văn bản đề nghị hoãn chấp hành án phạt tù, Chánh án Tòa án đã ra quyết định thi hành án phải xem xét, quyết định. Trường hợp không đồng ý hoãn chấp hành án phạt tù thì Chánh án Tòa án phải có văn bản trả lời người có đơn đề nghị hoặc cơ quan có văn bản đề nghị và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp, trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận (Khoản 2 Điều 24 Luật Thi hành án hình sự năm 2019).

CƠ SỞ ĐỂ XÉT THA TÙ TRƯỚC THỜI HẠN CÓ ĐIỀU KIỆN

Tha tù trước thời hạn có điều kiện là biện pháp được Tòa án áp dụng đối với người đang chấp hành án phạt tù khi xét thấy họ có đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự mà không cần buộc họ phải tiếp tục chấp hành án phạt tù tại cơ sở giam giữ.

1.Điều kiện để được xét tha tù trước thời hạn.

Khoản 1, Điều 66 Bộ luật Hình sự 2015 xác định:

Người đang chấp hành hình phạt tù mà đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù hoặc người đang chấp hành án phạt tù về tội phạm ít nghiêm trọng có thể được tha tù trước thời hạn khi có đủ các điều kiện sau:

a)Phạm tội lần đầu;

b)Có nhiều tiến bộ, có ý thức cải tạo tốt;

c)Có nơi cư trú rõ ràng;

d) Đã chấp hành xong hình phạt bổ sung là hình phạt tiền, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại và án phí;

đ)Đã chấp hành được ít nhất là một phần hai mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 15 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn;

e)Không thuộc một trong các trường hợp phạm tội quy định tại khoản 2 Điều này.

2.Cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Chỉ có duy nhất Tòa án là cơ quan có thẩm quyền quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện với người bị kết án trên cơ sở đề nghị của cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền. Sau khi được tha tù trước thời hạn, người này vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách chính bằng thời gian còn lại của hình phạt tù.

  1. Xử lý trường hợp cố ý vi phạm sau khi được tha tù trước thời hạn có điều kiện

Khoản 4 điều luật nêu, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện cố ý vi phạm nghĩa vụ 02 lần trở lên trong thời gian thử thách, thì Tòa án có thể hủy bỏ quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người đó và buộc họ phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành.

Trường hợp phạm tội mới khi còn thời hạn thử thách thì sẽ bị buộc chấp hành hình phạt của bản án mới và tổng hợp với phần hình phạt tù chưa chấp hành của bản án trước.

Liên hệ ngay Luật STC theo số HL 098873883 để được tư vấn cụ thể về quy định tha tù trước thời hạn có điều kiện
Liên hệ ngay Luật STC theo số HL 098873883 để được tư vấn cụ thể về quy định tha tù trước thời hạn có điều kiện

CÁC TRƯỜNG HỢP CÓ THỂ ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO 

Mới đây, Luật STC nhận được câu hỏi của bạn đọc hỏi về vấn đề án treo và trường hợp nào sẽ được áp dụng, có được giảm thời gian thử thách ? Luật STC giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

1.Án treo là loại án gì?

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm. Việc xét án treo căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ của người phạm tội có được, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

2.Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo.

Để được xét hưởng án treo, người bị xử phạt tù phải có đủ các điều kiện:

+ Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

+ Có nhân thân tốt.

Đây là 02 điều kiện cơ bản để xét án treo mà người bị xét xử phải đáp ứng được. Phải ở mức hình phạt không quá 03 năm. Nhân thân tốt là luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú, nơi lảm việc. Và khi xét các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, họ phải có ít nhất 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên trong đó ít nhất 01 tình tiết thuộc khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng. Họ phải có nơi cư trú rõ rang hoặc làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có trách nhiệm sẽ thực hiện việc giám sát, giáo dục trong thời gian chấp hành án và thử thách.

  1. Người phạm tội phải chấp hành 1 thời gian thử thách và có thể được rút ngắn.

Khi được xét cho hưởng án treo, người phạm tội sẽ phải chấp hành thời gian thử thách từ 01 năm đến 05 năm và thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian thử thách theo quy định của Luật Thi hành án hình sự. Cụ thể việc thực hiện quy định trong thời gian thử thách như sau:

Khoản 2 Điều 65 Bộ luât Hình sự 2015 quy định: Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

Khi chấp hành được 2/3 thời gian thử thách và việc chấp hành có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách cho họ. Trường hợp khi đang thử thách mà người hưởng án treo cố ý vi phạm nghĩa vụ theo quy định 02 lần trở lên thì Tòa án có thể quyết định buộc họ phải chuyển sang chấp hành hình phạt tù. Nếu họ phạm tội mới thì phải chấp hành hình phạt tù của bản án trước và tổng hợp hình phạt với bản án mới.

 

Liên hệ Luật STC theo số HL 0988873883 để được giải đáp các quy định của Bộ luật Hình sự
Liên hệ Luật STC để được giải đáp các quy định của Bộ luật Hình sự

 

 

NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ?

Bộ luật tố tụng hình sự quy đinh: Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định. Vậy ai có thể là người bào chữa trong vụ án hình sự?

1.Người bào chữa

Khoản 1, Điều 72 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 quy định: Là người được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng chỉ định và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Nếu người bị buộc tội không nhờ bào chữa thì có một số tội phạm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bắt buộc phải thực hiện chỉ định người bào chữa để đảm bảo quyền được bào chữa của họ. Đây là các tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình hay người có nhược điểm về thể chất, tinh thần hoặc người dưới 18 tuổi.

2.Ai có thể là Người bào chữa? Khoản 2 Điều 72 quy định họ có thể là:

  1. Luật sư;
  2. Người đại diện của người bị buộc tội;
  3. Bào chữa viên nhân dân;
  4. Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Một người bào chữa có thể bào chữa cho nhiều người bị buộc tội trong cùng vụ án nếu quyền và lợi ích của họ không đối lập nhau. Ngược lại, nhiều người cũng có thể bào chữa cho một người bị buộc tôi.

Khoản 4, Điều 72  cũng xác định những người sau đây không được bào chữa:

  1. a) Người đã tiến hành tố tụng vụ án đó; người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng vụ án đó;
  2. b) Người tham gia vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
  3. c) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, người bị kết án mà chưa được xoá án tích, người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng, người đủ điều kiện bào chữa phải đăng ký bào chữa. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận đủ giấy tờ quy định cơ quan có thẩm quyền phải kiểm tra giấy tờ, nếu không thuộc trường hợp từ chối việc đăng ký bào chữa thì phải hoàn tất thủ tục và gửi ngay văn bản thông báo này cho người bào chữa, cơ sở giam giữ.

Liên hệ Luật STC để làm việc trực tiếp với luật sư bào chữa.
Liên hệ Luật STC để làm việc trực tiếp với luật sư bào chữa.

 

 

HỦY BỎ KÊ BIÊN TÀI SẢN, PHONG TỎA TÀI KHOẢN

Biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đang được áp dụng sẽ được hủy bỏ khi cơ quan tiến hành tố tụng xét thấy không còn căn cứ áp dụng. 

  1. Các trường hợp phải hủy bỏ:

Theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 thì:

-Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

-Phong tỏa tài khoản cũng chỉ áp dụng đối với tội có quy định về hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để đảm bảo bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc nhà nước. Việc phong tỏa tài khoản cũng áp dụng khi có căn cứ cho rằng tiền trong tài khoản của người đó có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.

Tuy nhiên, khi xét thấy việc kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản không còn cần thiết thiết, hoặc thuộc các trường hợp sau thì việc kê biên và phong tỏa phải được hủy bỏ. Cụ thể:

-Khi cơ quan tố tụng đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

-Khi đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

-Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;

-Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại

Như vậy, chỉ khi thuộc một trong các trường hợp trên thì biện pháp kê biên tài sản, phong tòa tài khoản sẽ phải được hủy bỏ nhằm bảo đảm quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu tài sản và tài khoản đã bị kê biên, phong tỏa.

  1. Cơ quan có thẩm quyền ban hành lệnh hủy bỏ.

Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thẩm quyền ra Quyết định hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản khi thấy không cần thiết.

Đối với biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.

Liên hệ Luật STC theo số Hotline 0988873883 để được tư vấn miễn phí
Liên hệ Luật STC theo số Hotline 0988873883 để được tư vấn miễn phí

THẨM QUYỀN VÀ THỜI HẠN GIA HẠN TẠM GIAM

Việc gia hạn tạm giam đối với bị can, bị cáo có thể xảy ra nếu vụ án có tính chất phức tạp, cần phải gia hạn thời hạn điều tra. Thẩm quyền và thời hạn gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:

  1. Thẩm quyền và thời hạn gia hạn lần thứ nhất

Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Liên hệ Luật STC số Hotline 0988873883 để được tư vấn miễn phí
Liên hệ Luật STC số Hotline 0988873883 để được tư vấn miễn phí
  1. Thẩm quyền và thời hạn gia hạn lần thứ 2

Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất nêu trên đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.

Trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng. Trường hợp thời hạn này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Trường hợp đặc biệt đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.

  1. Căn cứ hủy bỏ việc tạm giam

Trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì Cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người bị tạm giam phải được trả tự do. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

 

 

THỜI HẠN TẠM GIAM BỊ CAN, BỊ CÁO

Tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự, nhằm cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong một thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi bỏ trốn, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc phạm tội mới của bị can, bị cáo. Việc tạm giam có thời hạn tạm giam cụ thể. 

1.Thời hạn tạm giam

Căn cứ vào loại tội phạm, Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự xác định từng thời hạn tạm giam đối với mỗi loại tội phạm, cụ thể: Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2.Gia hạn tạm giam

Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn. Việc gia hạn tạm giam được quy định như sau:

  1. a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
  2. b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
  3. c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
  4. d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

 

Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí về Luật Hình sự
Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí về Luật Hình sự

Liên hệ ngay số Hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư chuyên tranh tụng vụ án hình sự trực tiếp tư vấn miễn phí.

 

6 TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT

Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí
Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí

Miễn chấp hành hình phạt là không buộc người bị kết án phải chấp hành hình phạt đã tuyên hoặc tiếp tục chấp hành phần hình phạt còn lại.

 Điều 62 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các trường hợp sau được miễn chấp hành hình phạt:

  1. Người bị kết án được miễn khi được đặc xá hoặc đại xá.Trường hợp này, người bị kết án sẽ được Chủ tịch nước (đặc xá) hoặc, Quốc hội (đại xá) ra Quyết định.
  1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 03 năm chưa chấp hành hình phạt thì trên cơ sở đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sau khi bị kết án đã lập công; b) Mắc bệnh hiểm nghèo;c) Chấp hành tốt pháp luật, có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.
  1. Người bị kết án phạt tù có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt nếu đã lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hình phạt.

Trong trường hợp này, việc xem xét cũng do Viện trưởng Viện kiểm sát đề xuất, Tòa án ra quyết định. Căn cứ ra quyết định phụ thuộc các yếu tố như người bị kết án lập công lớn, mắc bệnh hiểm nghèo, không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Tuy nhiên đối tượng áp dụng chỉ thực hiện đối với người bị kết án có thời hạn trên 03 năm, chưa chấp hành hình phạt.

  1. Người bị kết án phạt tù đến 03 năm, đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lập công hoặc chấp hành tốt pháp luật, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Trường hợp này, người bị kết án phạt tù đến 03 năm và hình phạt đã bị tạm đình chỉ. Cơ quan có thẩm quyền đề nghị là Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định.

  1. Người bị kết án phạt tiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc ốm đau gây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lập công lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần tiền phạt còn lại.

Đây là trường hợp được miễn hoàn toàn mới so với các qui định trước đây. Căn cứ theo qui định tại Điều 32 Bộ luật này về các hình phạt áp dụng đối với người phạm tội thì phạt tiền vừa có thể được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung.

  1. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Đây là trường hợp miễn chấp hành đối với các hình phạt bổ sung, mà cụ thể là hình phạt cấm cư trú và quản chế.

Người được miễn chấp hành hình phạt vẫn phải chịu trách nhiệm dân sự nếu nó được nêu trong bản án này hoặc bằng một bản án khác nếu vụ việc dân sự được tách thành một vụ án riêng biệt.

 Liên hệ ngay số Hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư chuyên tranh tụng vụ án hình sự trực tiếp tư vấn miễn phí.

 

 

0988873883