Án treo và các điều kiện áp dụng

Án treo là một chế định hình sự xuất hiện từ rất sớm. Thể hiện nội dung khoan hồng, tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa trong pháp luật hình sự của nhà nước ta, mặt khác cũng thể hiện chính sách nghiêm trị kết hợp với giáo dục, khoan hồng của Đảng và Nhà nước khi xét thấy người phạm tội không nguy hiểm tới mức nếu để ngoài xã hội, không những không ảnh hưởng xấu đến tình hình phòng ngừa và chống tội phạm, mà còn có tác dụng tốt đối với việc giáo dục họ, tạo điều kiện thuận lợi hơn để họ có thể cải tạo tốt để trở thành người có ích cho xã hội.

1.Án treo là gì?

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

2.Điều kiện hưởng án treo

Những căn cứ để áp dụng án treo đối với người bị phạt tù là những yêu cầu, đòi hỏi bắt buộc do pháp luật hình sự quy định đối với người đó mà chỉ khi nào có đầy đủ những căn cứ đó thì Tòa án mới được áp dụng đối với họ.

Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Bị xử phạt tù không quá 03 năm

– Có nhân thân tốt hướng dẫn cụ thể tại Điểm a Khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP

– Có nhiều hơn từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên so với tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự 2015.

– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

– Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐTP

Liên hê Luật STC để được tư vấn miễn phí các quy định của Bộ luật Hình sự
Liên hê Luật STC để được tư vấn miễn phí các quy định của Bộ luật Hình sự

3.Các trường hợp không được hưởng án treo

Các trường hợp không được hưởng quy định tại Điều 3 nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP và các điểm a,b,c khoản 2 Điều 1 nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP

Các trường hợp được đưa ra theo cách liệt kê bao gồm:

– Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

– Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử

– Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo

– Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây:

+ Người phạm tội là người dưới 18 tuổi

+ Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể

– Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:

+ Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;

+ Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;

+ Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể;

+ Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú

–  Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

  1. Thời gian thử thách

Khi cho người phạm tội hưởng án treo, Tòa án phải ấn định thời gian thử thách bằng hai lần mức hình phạt tù, nhưng không được dưới 01 năm và không được quá 05 năm.

Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách được xác định căn cứ theo Điều 5 nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP và khoản 4 Điều 1 nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP:

– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cũng cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án sơ thẩm.

– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án phúc thẩm.

– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc thẩm để xét xử phúc thẩm lại và Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, xét xử phúc thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm hoặc tuyên án phúc thẩm lần đầu.

– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo, bản án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án sơ thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực.

– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo, Tòa án cấp phúc thẩm không cho hưởng án treo, nhưng Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án phúc phẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm hoặc Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm cho hưởng án treo, thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm.

– Trường hợp Tòa án cấp sơ thẩm cho hưởng án treo nhưng Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm để điều tra hoặc xét xử lại và sau khi xét xử sơ thẩm lại, Tòa án cấp sơ thẩm vẫn cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án sơ thẩm lần sau

Để tìm hiểu thêm chi tiết về vấn đề này bạn đọc có thể liên hệ Luật STC hoặc tìm đọc thêm tại các văn bản :

-Điều 65 Bộ luật hình sự 2015

-Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP

-Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

 

 

 

NỘI QUY PHIÊN TÒA XÉT XỬ VỤ ÁN DÂN SỰ

Khi tham gia phiên tòa dân sự, người có mặt tại phiên tòa phải chấp hành những yêu cầu gì. Quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về Nội quy phiên tòa đã nêu những yêu cầu cơ bản mà người có mặt tại phiên tòa phải chấp hành, cụ thể:

1.Nội quy phiên tòa là gì?

Nội quy phiên tòa là quy định về nguyên tắc xử xự của các chủ thể tại phiên tòa, có tính chất bắt buộc đối với các chủ thể phải tuân theo khi tham gia tố tụng tại phiên tòa nhằm bảo đảm cho việc xét xử được trang nghiêm, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự cho những người tham gia phiên tòa, tạo điều kiện cho việc xét xử của Tòa án.

 2.Các nội dung cụ thể của Nội quy phiên tòa.

Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về nội quy phiên tòa gồm các yêu cầu sau:

  1. Khi vào phòng xử án, mọi người đều phải chấp hành việc kiểm tra an ninh của lực lượng có trách nhiệm bảo vệ phiên tòa.
  2. Nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu, đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa, trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí, công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
  3. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa tại bàn thư ký chậm nhất là 15 phút trước giờ khai mạc phiên tòa và ngồi đúng vị trí trong phòng xử án theo hướng dẫn của Thư ký phiên tòa; trường hợp đến muộn thì phải xuất trình giấy triệu tập, giấy mời, các giấy tờ có liên quan khác cho Thư ký phiên tòa thông qua lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
  4. Nhà báo tham dự phiên tòa để đưa tin về diễn biến phiên tòa phải chấp hành sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa về khu vực tác nghiệp. Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ.
  5. Mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa.
  6. Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
  7. Người tham gia phiên tòa theo yêu cầu của Tòa án phải có mặt tại phiên tòa trong suốt thời gian xét xử vụ án, trừ trường hợp được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho rời khỏi phòng xử án khi có lý do chính đáng.

Người dưới mười sáu tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập tham gia phiên tòa.

  1. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa.
  2. Chỉ những người được Hội đồng xét xử đồng ý mới được hỏi, trả lời hoặc phát biểu. Người hỏi, trả lời hoặc phát biểu phải đứng dậy, trừ trường hợp vì lý do sức khỏe được chủ tọa phiên tòa đồng ý cho ngồi để hỏi, trả lời, phát biểu.

Trên đây là các yêu cầu bắt buộc đối với những người được tham gia phiên tòa. Nếu vi phạm nội quy phiên tòa, tùy tính chất mức độ mà người vi phạm có thể bị xử phạt.

Liên hê Luật STC để được tư vấn miễn phí
Liên hê Luật STC để được tư vấn miễn phí

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

HẬU QUẢ TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ VÀ THỜI ĐIỂM TÒA ÁN TIẾP TỤC GIẢI QUYẾT VỤ ÁN

Khi tòa án ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự thì tính chất pháp lý của vụ án sẽ như thế nào? Khi nào tòa án tiếp tục giải quyết vụ án?

1.Hậu quả của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau theo Điều 215 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

– Tòa án không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.

– Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.

– Trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 214 của Bộ luật này thì trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án phải có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật này.

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.

– Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.

Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.

– Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí
Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí

2. Thời điểm tòa án phải tiếp tục giải quyết vụ án.

Điều 216 về Quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự quy định thì:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ quy định tại Điều 214 của Bộ luật này không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự và gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.

Do đó, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Tòa án sẽ bắt đầu giải quyết tiếp vụ án kể từ khi ban hành quyết định này.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

THỜI ĐIỂM TÒA ÁN RA QUYẾT ĐỊNH CÔNG NHẬN SỰ THỎA THUẬN CỦA CÁC ĐƯƠNG SỰ

Khi các đương sự trong vụ án dân sự thỏa thuận hòa giải được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án thì theo quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự, tòa án sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, cụ thể:

1.Thời hạn tòa án phải ban hành quyết định

Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định trên, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2.Điều kiện để vụ án được công nhận hòa giải thành

Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

Như vậy, nếu chỉ còn một nội dung mà các đương sự không thỏa thuận được vụ án cũng không thể được coi là hòa giải thành. Nội dung chưa hòa giải thành tiếp tục được giải quyết theo quy định.

3.Trường hợp có đương sự vắng mặt buổi hòa giải thành.

Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.

4. Hiệu lực của quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự – Điều 213.

4.1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

4.2 Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

8 CĂN CỨ TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ

            Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, khi có một trong các yếu tố sau đây, thẩm phán giải quyết vụ án sẽ phải ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án. 8 căn cứ này được quy định tại Điều 214 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

1.Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;

b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;

c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;

d) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;

đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;

e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;

g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;

h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí
Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí

2. Thời hạn tòa án phải gửi quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

3. Tiếp tục giải quyết vụ án dân sự

Điều 216 của Bộ luật quy định:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 214 của Bộ luật này không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự và gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.

Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Chuẩn bị đao, kiếm trả thù nhóm “giật đồ cúng cô hồn”. Hành vi chuẩn bị phạm tội và trách nhiệm pháp lý

Cúng cô hồn là phong tục của người dân nhiều vùng miền khi vào tháng 7 âm lịch. Dù vậy, có không ít vi phạm an ninh trật tự xã hội phát sinh từ phong tục này. Như mới đây, theo thông tin báo chí chia sẻ (Chuẩn bị đao, kiếm trả thù nhóm ‘giật đồ cúng cô hồn’ -vnexpress.net), tại một quán bar ở quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh xảy ra sự việc nhân viên của quán này có hành vi chuẩn bị đao, kiếm để “trả thù” sau sự việc gây hấn, đánh nhau từ việc “giật đồ cúng cô hồn”. Luật STC nhận được câu hỏi hành vi của các đối tượng có phạm tội chưa đạt? Luật STC giải đáp như sau:

  1. Hành vi đó có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ các tình tiết sự việc bài báo đề cập, Luật STC xác định các đối tượng trong vụ việc có dấu hiệu phạm tội chưa đạt theo quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:

“Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”

Và Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định:

“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

+ Xúi giục người khác gây rối;

+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

…………………………..”

Như vậy, hành vi của các đối tượng có dấu hiệu thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt của Tội gây rối trật tự công cộng. Do đó các đối tượng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

Liên hệ Luật STC để được tư vấn về quy định Chuẩn bị phạm tội
Liên hệ Luật STC để được tư vấn về quy định Chuẩn bị phạm tội

 

  1. Quyết định hình phạt đối với phạm tội chưa đạt như thế nào?

Đối với hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật hình sự 2015 về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

Cụ thể hơn, tại khoản 3 Điều 57 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”

Như vậy mức phạt tối đa mà các đối tượng thực hiện hành vi trên có thể gánh chịu với một hành vi là phạt tù trong thời hạn: 12 tháng x ¾ x 7 = 63 tháng. Tùy vào tình tiết, tính chất cụ thể của vụ án và từng đối tượng khi được các cơ quan tố tụng điều tra làm rõ, mức phạt có thể điều chỉnh tăng nặng hoặc giảm nhẹ.

Trên đây là giải đáp cơ bản của Luật STC. Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại

Khi quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại, Tòa án phải căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự 2015 để lựa chọn biện pháp xử lý trong đó có lựa chọn loại và xác định mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với pháp nhân thương mại.

1.Căn cứ quyết định hình phạt

Điều 83 Bộ luật hình sự 2015 quy định các căn cứ quyết định hình phạt đối với pháp nhân thương mại. Theo đó căn cứ này bao gồm:

– Căn cứ vào Bộ luật hình sự 2015

– Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội

– Việc chấp hành pháp luật của pháp nhân thương mại

– Các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại

2.Pháp nhân thương mại phạm nhiều tội sẽ có quyết định hình phạt như nào?

Khi xét xử cùng 01 lần pháp nhân thương mại phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

Đối với hình phạt chính: căn cứ khoảng 13 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017

+ Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung. Hình phạt tiền không tổng hợp với các hình phạt khác;

+ Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực hoặc hình phạt đã tuyên cùng là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong cùng lĩnh vực thì hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong lĩnh vực đó;

+ Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong cùng lĩnh vực thì được tổng hợp thành hình phạt chung nhưng không vượt quá 04 năm;

+ Nếu trong số các hình phạt đã tuyên có hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 79 của Bộ luật hình sự 2015 thì hình phạt chung là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn đối với toàn bộ hoạt động;

+ Nếu các hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn và đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong các lĩnh vực khác nhau thì không tổng hợp.

Đối với hình phạt bổ sung: căn cứ khoản 2 Điều 86 Bộ luật hình sự 2015

+ Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền được cộng lại thành hình phạt chung;

+ Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì pháp nhân thương mại bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

  1. Tổng hợp hình phạt khi pháp nhân thương mại chịu cùng lúc nhiều bản án

Trường hợp này được hướng dẫn trong Điều 87 Bộ luật hình sự 2015. Nội dung chi tiết như sau:

–  Trường hợp pháp nhân thương mại đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước về đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

– Khi xét xử một pháp nhân thương mại đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định tại Điều 86 của Bộ luật này.

– Trong trường hợp một pháp nhân thương mại phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

  1. Khi nào pháp nhân thương mại được miễn hình phạt và xóa án tích?

Miễn hình phạt: khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

Xóa án tích: nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

Áp dụng tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội

Qua các bài viết trước, Luật STC đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức về khái niệm pháp nhân thương mại, các hình phạt cũng như những biện pháp tư pháp có thể áp dụng khi pháp nhân thương mại phạm tội. 

Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định một mức hình phạt cụ thể đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Để có thể quyết định một mức hình phạt phù hợp tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cần hiểu rõ và đảm bảo việc áp dụng mang tính trừng phạt, răn đe nhưng đồng thời mang tính giáo dục, cảm hóa.

  1. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự với pháp nhân thương mại

Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể giảm đi, là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định hình phạt cụ thể đối với đối tượng phạm tội.

Với pháp nhân thương mại, các tình tiết giảm nhẹ được hướng dẫn tại Điều 84 Bộ luật hình sự 2015 cụ thể như sau:

– Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

+ Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

+ Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

+ Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

+ Tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án (khoản 12 Điều 1 luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017);

+ Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.

– Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.

– Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Liên hệ Luật STC để được tư vấn các quy định của Bộ luật Hình sự về pháp nhân thương mại
Liên hệ Luật STC để được tư vấn các quy định của Bộ luật Hình sự về pháp nhân thương mại
  1. Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự với pháp nhân thương mại

Tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự là các tình tiết làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, là căn cứ để tăng nặng trách nhiệm hình sự của đối tượng phạm tội (trong phạm vi một khung hình phạt) so với các trường hợp phạm tội tương tự khác nhưng không có tình tiết tăng nặng đó.

Với pháp nhân thương mại phạm tội, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự được liệt kê tại Điều 85 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

+ Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội;

+ Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

+ Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

– Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Việc đại diện trong vụ án dân sự rất phổ biến. Tuy nhiên để việc đại diện trong tố tụng dân sự có giá trị pháp lý, người đại diện phải thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

1. Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền. Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.

Điều 134 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Đại diện:

“1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

2.Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

3.Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.”

2.Người đại diện theo pháp luật theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác cũng là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự của người được bảo vệ.

3.Tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện theo pháp luật cho tập thể người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động bị xâm phạm; tổ chức đại diện tập thể lao động đại diện cho người lao động khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng khi được người lao động ủy quyền.

Trường hợp nhiều người lao động có cùng yêu cầu đối với người sử dụng lao động, trong cùng một doanh nghiệp, đơn vị thì họ được ủy quyền cho một đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động thay mặt họ khởi kiện vụ án lao động, tham gia tố tụng tại Tòa án.

4.Người đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

*Lưu ý: Khi thực hiện việc đại diện, người đại diện cần xác định rõ quyền, nghĩa vụ của mình theo đúng quy định tại Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015:

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

BIỆN PHÁP TƯ PHÁP ÁP DỤNG CHO PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

Biện pháp tư pháp là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong luật hình sự và do tòa án áp dụng, bổ sung cho hệ thống hình phạt với mục đích thay thế hoặc hỗ trợ hình phạt. Cụ thể hơn, với đối tượng là pháp nhân thương mại các biện pháp tư pháp áp dụng được quy định tại điều 82 Bộ luật hình sự 2015:

Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội (Điều 82).

1.Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện tư pháp sau đây đối với pháp nhân thương mại phạm tội:

a) Các biện pháp tư pháp quy định tại Điều 47 và Điều 48 của Bộ luật này;

b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;

c) Buộc thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra.

2.Tòa án có thể quyết định áp dụng biện pháp tư pháp buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi phạm phạm tội của mình gây ra.

Tại khoản 1 điều 82 dẫn chiếu đến các điều 47 và 48 bộ luật này. Nội dung cụ thể của điều 47 và 48 như sau:

Điều 47. Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1.Việc tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tịch thu tiêu hủy được áp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; khoản thu lợi bất chính từ việc phạm tội;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm tàng trữ, cấm lưu hành. ( đã bổ sung theo điểm b khoản 1 điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017)

2.Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp.

3.Vật, tiền là tài sản của người khác, nếu người này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu.

Điều 48. Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

  1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếm đoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.
  2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại về tinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khai xin lỗi người bị hại.

Tại khoản 3 điều 82 Bộ luật hình sự 2015 quy định chi tiết hơn các biện pháp tư pháp nhằm khắc phục và ngăn chặn hậu quả của tội phạm. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể quyết định buộc pháp nhân thương mại phạm tội phải thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:

– Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

– Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh;

– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm;

– Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định của pháp luật;

– Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;

– Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường.

Tổng kết lại, qua các Điều 47,48 và 82 Bộ luật hình sự 2015, ta thấy các biện pháp tư pháp được áp dụng đối với pháp nhân thương mại bao gồm những hình thức sau:

– Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

– Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

– Khôi phục lại tình trạng ban đầu

– Thực hiện một số biện pháp nhằm khắc phục, ngăn chặn hậu quả tiếp tục xảy ra

Để hiểu rõ hơn mời bạn đọc tiếp các bài viết tiếp theo cũng như liên hệ:

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

 

0988873883