CÁC HÌNH PHẠT ĐỐI VỚI PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

Bộ luật hình sự 2015 quy định các hình phạt đặc thù cho đối tượng là pháp nhân thương mại khi phạm tội. Bài viết dưới đây của Luật STC sẽ giúp các doanh nghiệp nắm rõ các hình thức phạt theo quy định của pháp luật đối với trách nhiệm hình sự.

  1. Các hình phạt đối với pháp nhân thương mại?

Theo Điều 33 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hình phạt như sau:

–  Hình phạt chính bao gồm:

+ Phạt tiền;

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+ Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

–  Hình phạt bổ sung bao gồm:

+ Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

+ Cấm huy động vốn;

+ Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Chú ý: Đối với mỗi tội phạm chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Doanh nghiệp liên hệ Luật STC để được tư vấn rõ các quy định của Bộ luật Hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
Doanh nghiệp liên hệ Luật STC để được tư vấn rõ các quy định của Bộ luật Hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại
  1. Quy định cụ thể về các hình phạt chính

Các hình phạt chính đối được quy định tại các điều 77, 78, 79 Bộ luật hình sự 2015:

Phạt tiền: Điều 77

+ Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

+ Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

–  Đình chỉ hoạt động có thời hạn: Điều 78

+ Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.

+ Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.

–  Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn: Điều 79

+ Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

+ Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

  1. Hình phạt bổ sung:

Các hình phạt bổ sung được quy định tại điều 77, 80, 81 Bộ luật hình sự 2015:

–  Phạt tiền: ( Điều 77) Khi không được áp dụng làm hình phạt chính

Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định:Điều 80

+ Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.

+ Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.

+ Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

–  Cấm huy động vốn: Điều 81

+ Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.

+ Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:

a) Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư;

b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;

c) Cấm huy động vốn khách hàng;

d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;

đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.

+ Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định tại Điều này.

+ Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là tư vấn cơ bản của Luật STC về các hình phạt có thể áp dụng cho pháp nhân thương mại trong trách nhiệm hình sự. Bên cạnh đó, ngoài ra còn có thể áp dụng thêm các biện pháp tư pháp khác.

Để hiểu rõ hơn về các biện pháp tư pháp mời bạn đọc tiếp các bài viết tiếp theo cũng như liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

 

 

 

 XỬ LÝ HÀNH VI LẮP ĐẶT BỤC, BỆ, VẬT CẢN TRÁI PHÉP TRÊN ĐƯỜNG NỘI ĐÔ

Mới đây, một đoạn ngõ ở phố Ngụy Như-Kon Tum của Hà Nội xuất hiện nhiều khóa cọc cấm đỗ xe được lắp đặt ngay dưới lòng đường. Đây là “sản phẩm” được lắp đặt nhằm mục đích không cho xe oto đỗ/đậu tại đoạn ngõ này. Thông tin sự việc được đăng tải trên báo Vnexpress (https://vnexpress.net/nhung-chu-nha-cong-phu-lap-coc-cam-do-xe-duoi-long-duong-4497339.html) gây nhiều chú ý của bạn đọc. Luật STC cũng nhận được câu hỏi về hành vi lắp đặt bục, bệ, vật cản trái phép trên đường nội đô của các chủ nhà có vi phạm pháp luật không? Luật STC giải đáp về câu hỏi này như sau:

Thứ nhất: Cần xác định đoạn ngõ bị lắp đặt khóa cọc thuộc loại đường bộ nào?

Theo điểm đ khoản 1 Điều 39 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: “Đường đô thị là đường trong phạm vi địa giới hành chính nội thành, nội thị”

Như vậy, đoạn ngõ ở phố Ngụy Như-Kon Tum, Hà Nội nơi xảy ra sự việc được xác định là đường đô thị do đó chịu điều chỉnh của Quyết định 09/2018/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội ban hành quy định về quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Liên hệ Luật STC theo số HL 0988873883 để được tư vấn pháp luật miễn phí
Liên hệ Luật STC theo số HL 0988873883 để được tư vấn pháp luật miễn phí

Thứ hai: Hành vi của người lắp đặt có vi phạm điều cấm của pháp luật?

Việc đặt vật cản trái phép trên đường tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người tham gia giao thông nhưng chưa bị xử lý tích cực và triệt để theo đúng quy định pháp luật. Bởi Điều 21 Quyết định 09/2018/QĐ-UBND của Thành phố Hà Nội quy định: “Các hành vi, hoạt động bị cấm khi sử dụng, khai thác đường đô thị được quy định tại khoản 3 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ, mục IV phần I Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/02/2008 của Bộ Xây dựng về việc Hướng dẫn quản lý đường đô thị và các quy định khác có liên quan.

Cụ thể, hành vi trên vi phạm những điều luật sau:

-Vi phạm Khoản 3 Điều 36 Luật Giao thông đường bộ với các hành vi vi phạm tương ứng:

+ Xây, đặt bục bệ trái phép trên đường (Điểm c khoản 3 điều 36)

+ Hành vi khác gây cản trở giao thông ( Điểm i khoản 2 điều 35)

-Vi phạm Mục 4 phần I Thông tư 04/2008/TT-BXD ngày 20/2/2008 với hành vi vi phạm tương ứng: Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào nhà và công trình bên đường gây ảnh hưởng đến hoạt động của phương tiện giao thông và người đi bộ; gây mất mĩ quan đô thị.( điểm 6)

Như vậy, có đủ căn cứ xác định hành vi tự ý lắp đặt nhiều khóa cọc cấm đỗ xe được lắp đặt ngay dưới lòng đường trong ngõ đi chung nêu trên đã vi phạm quy định pháp luật giao thông đường bộ. Hành vi này tương ứng với hành vi xây, đặt bục bệ, vật cản trái phép trên đường quy định tại điểm c, khoản 3, Điều 36 Luật Giao thông đường bộ hiện hành.

Thứ ba: Chế tài xử lý người vi phạm?

Mọi hành vi vi phạm về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị bị xử lý theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Theo điểm b khoản 5 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định:

“5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khác phục hậu quả căn cứ điểm d khoản 10 điều 12 nghị định này như sau: “Thực hiện hành vi quy định tại khoản 3; khoản 4; điểm b, điểm c, điểm d khoản 5; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e, điểm g, điểm h, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra”

Như vậy, người tự ý lắp đặt cọc cấm đỗ xe dưới lòng đường sẽ chịu đồng thời:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của lòng đường thay đổi do vi phạm gây ra.

Trên đây là tư vấn cơ bản của Luật STC đối với hành vi lắp đặt vật cản trái phép trên đường nội đô. Để hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật, mời bạn liên hệ:

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI

Bộ luật Hình sự 2015 đã quy định trách nhiệm của pháp nhân thương mại trong quá trình hoạt động với 15 nhóm tội sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Bài viết dưới đây sẽ tập trung vào trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp tránh những rủi ro pháp lý có thể gặp phải trong quá trình hoạt động.

1.Pháp nhân thương mại là gì?

Điều 75 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

– Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

– Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

– Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

 

Doanh nghiệp liên hệ số HL của Luật STC 0988873883 để được tư vấn miễn phí
Doanh nghiệp liên hệ số HL của Luật STC 0988873883 để được tư vấn miễn phí

2.Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Theo điều 75 BLHS 2015, Pháp nhân thương mại chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện sau đây:

– Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại;

– Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại;

– Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại;

– Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 27 của Bộ luật này.

Chú ý: Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân

3.Pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự khi vi phạm những tội gì?

Khoản 11, điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Pháp nhân thương mại nào vi phạm các tội dưới đây mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Gồm 15 nhóm tội:

– Buôn lậu: Đ188

– Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới: Đ189

– Sản xuất, buôn bán hàng cấm: Đ190

– Tàng trữ, vận chuyển hàng cấm: Đ191

– Sản xuất, buôn bán hàng giả: Đ192,193,194,195

– Đầu cơ: Đ196

– Trốn thuế, mua bán hóa đơn chứng từ: Đ200,203

– Liên quan đến chứng khoán: Đ209,210,211

– Liên quan đến bảo hiểm: Đ213,216

– Vi phạm về cạnh tranh: Đ217

– Liên quan đến sở hữu trí tuệ: Đ225,226

– Liên quan đến nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, bảo vệ rừng…: Đ227, 232,234

– Liên quan đến môi trường: Đ235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246

Tài trợ khủng bố: Đ300

– Rửa tiền: Đ324

4.Các hình phạt được áp dụng. Theo điều 33 Bộ luật hình sự 2015 quy định về hình phạt như sau:

-Hình phạt chính bao gồm:

+Phạt tiền;

+Đình chỉ hoạt động có thời hạn;

+Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

-Hình phạt bổ sung bao gồm:

+Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định;

+Cấm huy động vốn;

+Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

-Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

BẢN ÁN HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH: GIAO CON CHO BỐ NUÔI DƯỠNG

Vụ án ly hôn tại tỉnh Đắc Lăk năm 2018, tòa án cấp phúc thẩm xem xét kháng cáo về phần nuôi con chung dưới 36 tháng đã sửa bản án sơ thẩm, giao con cho người mẹ nuôi dưỡng đã bị Quyết định giám đốc thẩm hủy toàn bộ theo hướng giữ nguyên bản án sơ thẩm với quyết định giao con cho người bố trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục đến khi đủ 18 tuổi. Bản án phúc thẩm bị tuyên hủy được đưa ra rút kinh nghiệm vì quyết định của bản án bị xác định là không phù hợp, chưa xem xét đầy đủ đến quyền và lợi ích hợp pháp về mọi mặt của cháu bé.

Nội dung vụ án thể hiện: Người mẹ vì mâu thuẫn vợ chồng đã tự ý bỏ về nhà bố mẹ đẻ sinh sống, bỏ lại 1 con chung mới sinh 04 tháng tuổi cho bố cháu nuôi dưỡng từ tháng 3/2017.

Xét thấy mâu thuẫn vợ chồng không thể hàn gắn, 2 vợ chồng quyết định thuận tình ly hôn nhưng cả 2 người đều có nguyện vọng được nuôi con chung. Bản án sơ thẩm công nhận thuận tình ly hôn của 2 vợ chồng, về con chung giao con cho người chồng trực tiếp trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục cho đến khi đủ 18 tuổi. Người mẹ kháng cáo đề nghị tòa phúc thẩm xin được nuôi con chung. Bản án phúc thẩm đã tuyên sửa bản án sơ thẩm, giao con chung cho người mẹ nuôi dưỡng.

Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền đã ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm trên, đề nghị Ủy ban thẩm phán TANDCC xét xử giám đốc thẩm theo hướng hủy Bản án hôn nhân và gia đình phúc thẩm, giữ nguyên Bản án hôn nhân và gia đình sơ thẩm. Quyết định giám đốc thẩm đã chấp nhận kháng nghị nêu trên khi xét thấy các tài liệu xác minh thể hiện người bố trong thời gian người vợ bỏ về nhà bố mẹ và để lại con chung cho chồng nuôi dưỡng đã thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc con rất tốt; là người có việc làm và thu nhập ổn định, hoàn toàn đủ điều kiện để nuôi con; thời gian mẹ bỏ về nhà ngoại cháu bé đã quen với điều kiện, môi trường sống mà người bố đã trực tiếp chăm sóc rất đảm bảo. Việc giao cháu bé cho người mẹ sẽ gây xáo trộn, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cháu. Việc Tòa án cấp sơ thẩm xem xét toàn diện, tiếp tục giao cháu bé cho người bố nuôi dưỡng, chăm sóc ổn định là có căn cứ. Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, giao cháu bé cho mẹ nuôi là không phù hợp, chưa xem xét đầy đủ đến quyền và lợi ích hợp pháp về mọi mặt của cháu.

Mặc dù khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: ….Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con…” Trong vụ án trên, người mẹ dù con mới 04 tháng tuổi nhưng chỉ vì mâu thuẫn vợ chồng đã đành lòng bỏ con lại cho chồng nuôi dưỡng để bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Bản án sơ thẩm giao con cho người bố tiếp tục nuôi dưỡng đã căn cứ vào thực tế nuôi dưỡng của người bố trong suốt quá trình người mẹ bỏ lại con đến khi ra tòa ly hôn.

Đánh giá Quyết định giám đốc thẩm vụ án trên cho thấy, trong vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến việc giao con còn nhỏ cho bố hay mẹ trực tiếp nuôi dưỡng cần sự đánh giá khách quan, toàn diện và lấy lợi ích hợp pháp của trẻ là ưu tiên hàng đầu. Trẻ em cần sự nuôi dưỡng, chăm sóc với điều kiện tốt, ổn định, tránh tình trạng xáo trộn không phù hợp sẽ gây tâm lý lo lắng, thiếu cảm giác an toàn cho trẻ vì trẻ sẽ cần nhiều thời gian để thích nghi với sự thay đổi môi trường sống nhất là khi trẻ đã được nuôi dưỡng, chăm sóc ổn định.

Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

Luật STC tư vấn và bảo vệ quyền lợi các vụ án Hôn nhân và gia đình
Luật STC tư vấn và bảo vệ quyền lợi các vụ án Hôn nhân và gia đình

KHÔNG ĐƯƠNG NHIÊN HỦY QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI KHI BẢN ÁN SƠ THẨM, PHÚC THẨM BỊ HỦY

Trong vụ án có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, sau đó bản án sơ thẩm và bản án phúc thẩm bị hủy theo thủ tục giám đốc thẩm thì Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có đương nhiên bị hủy không? Trường hợp Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị hủy thì khi thụ lý lại vụ án, Tòa án cấp sơ thẩm phải giải quyết như thế nào?

Theo hướng dẫn tại mục III Về dân sự của Thông báo số 212/TB-TANDTC-PC của TAND Tối cao ngày 13 tháng 09 năm 2019 về việc Thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử: Việc bản án sơ thẩm, phúc thẩm bị hủy thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đương nhiên bị hủy. Lý do:

Điều 112 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:

“1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.

  1. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định”.

Khoản 1 và khoản 3 Điều 138 của Bộ luật này quy định:

“1. Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. a) Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
  2. b) Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
  3. c) Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự;
  4. d) Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;

đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của Bộ luật này;

  1. e) Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
  2. g) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  3. h) Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật này.

Luật STC tư vấn miễn phí thủ tục hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờii
Luật STC tư vấn miễn phí thủ tục hủy bỏ Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thờii
  1. Thủ tục ra quyết định hủy bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này. Trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán được Chánh án của Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phân công giải quyết”.

Căn cứ các quy định nên trên thì việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thể hiện ở một quyết định của Tòa án hoặc ghi nhận trong bản án và được thực hiện theo trình tự, thủ tục riêng biệt; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị. Do đó, việc bản án sơ thẩm, phúc thẩm bị hủy thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đương nhiên bị hủy.

Trường hợp bản án bị hủy, giao hồ sơ cho Tòa án cấp có thẩm quyền giải quyết lại vụ án thì việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Chương VIII, từ Điều 111 đến Điều 142 của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Như vậy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời sẽ không đương nhiên bị hủy bỏ ngay cả khi bản án sơ thẩm, phúc thẩm đã bị hủy bỏ.

* Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

VỤ ÁN ĐANG TẠM ĐÌNH CHỈ GIẢI QUYẾT VẪN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà một trong các bên đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có được xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không?

Theo hướng dẫn tại mục III Về dân sự của Thông báo số 212/TB-TANDTC-PC của TAND Tối cao ngày 13 tháng 09 năm 2019 về việc Thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vì:

Khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án”.

Khoản 4 Điều 215 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

“Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.

Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết”.

Việc tạm đình chỉ là tạm ngừng giải quyết vụ án trong một thời gian nhất định; trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, nếu một trong các bên đương sự có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì vẫn là “trong quá trình giải quyết vụ án” theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự. Do vậy, căn cứ các quy định nêu trên, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm xem xét, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

* Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI TRONG CẢ NGÀY CUỐI TUẦN, NGHỈ LỄ

Theo quy định tại khoản 1, Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự hoặc tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền yêu cầu tòa án đang giải quyết vụ kiện đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự…. Trường hợp do tình thế khẩn cấp, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào 04 giờ 30 phút chiều ngày thứ sáu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 111 và khoản 3 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì Tòa án có thể áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ hay không?

Khoản 2 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thm quyn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó”.

Khoản 3 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

“Đi với trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khn cấp tạm thời quy định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật này thì sau khi nhận được đơn yêu cu cùng với đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo, Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán thụ lý giải quyết đơn yêu cầu. Trong thời hạn 48 giờ, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, Thm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp khn cp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người yêu cầu biết”.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 133 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì thời hạn ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là 48 giờ. Do thời hạn tính bằng giờ nên thời điểm kết thúc thời hạn cũng tính bằng giờ, không phụ thuộc thời điểm kết thúc thời hạn đó vào ngày nghỉ cuối tuần hoặc ngày nghỉ lễ. Vì vậy, nếu Tòa án nhận đơn và yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vào 04 giờ 30 phút chiều ngày thứ sáu thì Chánh án Tòa án phải phân công Thẩm phán để xem xét việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đảm bảo đúng thời hạn 48 giờ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Nội dung trên được hướng dẫn tại mục III Về dân sự của Thông báo số 212/TB-TANDTC-PC của TAND Tối cao ngày 13 tháng 09 năm 2019 về việc Thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử.

* Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

THẨM PHÁN THU THẬP CHỨNG CỨ BỔ SUNG TẠI CẤP PHÚC THẨM

Bộ luật Tố tụng dân sự không quy định cụ thể về quyền thu thập chứng cứ bổ sung của Thẩm phán ở giai đoạn phúc thẩm mà chỉ quy định về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm tại Điều 287 của Bộ luật này. Theo hướng dẫn tại III Về dân sự của Thông báo số 212/TB-TANDTC-PC của TAND Tối cao ngày 13 tháng 09 năm 2019 về việc Thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử đã làm rõ thêm quyền của thẩm phán được thực hiện thủ tục này. Cụ thể:

          Khoản 2 và khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định về việc xác minh, thu thập chứng cứ như sau:

“2. Trong các trường hợp do Bộ luật này quy định, Tòa án có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau đây để thu thập tài liệu, chứng cứ:

  1. a) Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
  2. b) Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
  3. c) Trưng cầu giám định;
  4. d) Định giá tài sản;

đ) Xem xét, thẩm định tại chỗ;

  1. e) Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
  2. g) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
  3. h) Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
  4. i) Các biện pháp khác theo quy định của Bộ luật này.

  1. Trong giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm, Thẩm tra viên có thể tiến hành các biện pháp thu thập tài liệu, chứng cứ quy định tại các điểm a, g và h khoản 2 Điều này.”

Điều 304 của Bộ luật Tố tụng dân sự quy định: “Việc tạm ngừng phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 259 của Bộ luật này”.

Theo điểm c khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này thì trong quá trình xét xử, Hội đồng xét xử có quyền quyết định tạm ngừng phiên tòa khi cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà nếu không thực hiện thì không thể giải quyết được vụ án và không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa ”.

Khoản 2 Điều 97 của Bộ luật Tố tụng dân sự không giới hạn việc thu thập chứng cứ của Tòa án ở giai đoạn sơ thẩm, phúc thẩm mà chỉ giới hạn việc thu thập chứng cứ ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái thẩm. Thực tế, nếu tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ chưa đủ căn cứ để giải quyết vụ án thì Thẩm phán vẫn tiến hành thu thập bổ sung. Do vậy, căn cứ vào các quy định nêu trên thì Thẩm phán có quyền tiến hành thu thập chứng cứ bổ sung ở giai đoạn xét xử phúc thẩm.

 

Luât STC-liên hệ số Hotline 0988873883
Luât STC-liên hệ số Hotline 0988873883

* Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

THỜI HẠN CHUẨN BỊ XÉT XỬ VỤ ÁN KHỞI KIỆN THEO KHOẢN 3 ĐIỀU 116 LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH

Điều 130 của Luật Tố tụng hành chính chỉ quy định thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các quyết định hành chính thuộc trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều 116 của Luật này mà không quy định thời hạn chuẩn bị xét xử đối với các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 116 của Luật này. Vậy trong trường hợp khiếu kiện quyết định hành chính thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 116 của Luật Tố tụng hành chính thì Tòa án áp dụng thời hạn xét xử như thế nào? Nội dung này được giải đáp tại Mục 4, II về Tố tụng hành chính Thông báo số 212/TB-TANDTC-PC của TAND Tối cao ngày 13 tháng 09 năm 2019 về việc Thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử. Cụ thể:

1.Theo quy định tại Điều 130 của Luật Tố tụng hành chính thì thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án hành chính, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri được quy định như sau:

“1. 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 của Luật này.

2.02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 116 của Luật này….”.

  1. Theo quy định tại điểm a, b khoản 2 và điểm a, b khoản 3 Điều 116 của Luật Tố tụng hành chính về thời hiệu khởi kiện thì:

“2. Thời hiệu khởi kiện đi với từng trường hợp được quy định như sau:

a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;

b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;

3.Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;

b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại”.

Tổng đài tư vấn pháp luật 0988873883 của Luật STC
Tổng đài tư vấn pháp luật 0988873883 của Luật STC

3. Theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Tố tụng hành chính và Điều 103 của Luật Cạnh tranh thì trong lĩnh vực cạnh tranh chỉ có quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Theo quy định tại khoản 2 Điều 130 của Luật Tố tụng hành chính thì thời hạn chuẩn bị xét xử đối với khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án. Do đó, đối với các quyết định giải quyết khiếu nại còn lại thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính được nêu tại khoản 3 Điều 116 của Luật Tố tụng hành chính thì thời hạn chuẩn bị xét xử được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 130 của Luật Tố tụng hành chính là 04 tháng.

* Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

Không nộp các tài liệu, chứng cứ chứng minh thiệt hại có bị Tòa án trả lại đơn khởi kiện ?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 122 của Luật Tố tụng hành chính thì trường hợp đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này thì Thẩm phán yêu cầu đương sự sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện. Vậy trường hợp đương sự đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện nhưng không nộp các tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích bị xâm phạm thì Tòa án có trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính không? Đây là giải đáp tại mục 3 II Về tố tụng hành chính tại Thông báo số 212/TB-TANDTC-PC của TAND Tối cao ngày 13 tháng 09 năm 2019 về việc Thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử. Cụ thể:

  1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 118 của Luật Tố tụng hành chính thì: “Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thnộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyn, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc b sung theo yêu cu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án”.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính thì Thẩm phán chỉ được trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp được quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính (gồm: a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện; b) Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ; c) Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó; d)Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; đ) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án; e) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Lut này; g) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bsung theo quy định tại Điều 122 của Luật này; h) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được min nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng). Như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính thì không có quy định về trường hợp trả lại đơn khởi kiện nếu người khởi kiện không gửi kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Luật STC tư vấn và tranh tụng các vụ án Dân sự - Hình sự-Hành chính
Luật STC tư vấn và tranh tụng các vụ án Dân sự – Hình sự-Hành chính

2.Đối với trường hợp người khởi kiện không nộp hoặc nộp không đầy đủ kèm theo đơn khởi kiện tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm được xử lý theo quy định tại khoản 2 Điều 118 của Luật Tố tụng hành chính. Thẩm phán không được căn cứ quy định tại điểm g khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính để trả lại đơn khởi kiện. Bởi vì, điểm g khoản 1 Điều 123 của Luật Tố tụng hành chính quy định về trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện, nếu: “Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này”.

3.Trường hợp người khởi kiện không cung cấp được tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm kèm theo đơn khởi kiện, thì Tòa án vẫn phải xem xét, thụ lý vụ án theo quy định. Trong quá trình tố tụng, trên cơ sở yêu cầu của người khởi kiện thì Tòa án yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp cho mình tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 93 của Luật Tố tụng hành chính. Trường hợp không có tài liệu, chứng cứ để chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm thì Tòa án bác yêu cầu khởi kiện.

* Để hiểu thêm vấn đề này, vui lòng liên hệ đến số hotline 0988873883 của Luật STC để được luật sư tư vấn miễn phí.

Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

 

0988873883