Nguyên tắc áp dụng trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội

Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý và yêu cầu phòng chống tội phạm do người dưới 18 tuổi thực hiện, Bộ luật hình sự (BLHS) dành riêng một chương quy định về người dưới 18 tuổi phạm tội (Chương XII BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017). Những nguyên tắc áp dụng trách nhiệm hình sự được quy định trong chương này thể hiện chính sách của Nhà nước đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đồng thời là cơ sở để quy định những vấn đề cụ thể về trách nhiệm hinh sự (TNHS).

Những nguyên tắc áp dụng trách nhiệm hình sự người dưới 18 tuổi phạm tội gồm:

1.Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo lợi ích tốt nhất cho họ, chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

2.Nguyên tắc thứ hai: Việc xử phạt phải dựa trên độ tuổi, khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện của việc gây ra tội phạm. Việc truy cứu TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào đặc điểm nhân thân, tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội và yêu cầu việc phòng ngừa tội phạm.

3.Nguyên tắc thứ ba: Người dưới 18 tuổi có thể được miễn TNHS và áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khác phục phần lớn hậu quả, phạm tội trong khuôn khổ một số tội danh nhất định, loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng tùy theo độ tuổi quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 91 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 hoặc trong trường hợp đồng phạm nhưng vai trò không đáng kể.

4.Nguyên tắc thứ tư: Về áp dụng hình phạt:

+Không xử phạt tù chung thân, tử hình

+Khi phạt tù có thời hạn được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng với người đủ 18 tuổi trở lên phạm tội tương ứng và với thời hạn thích hợp ngắn nhất

+Không áp dụng phạt tiền với người tử đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi; Mức tiền phạt với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi không quá 1/2 mức tiền phạt mà điều luật quy đinh

+Không áp dụng hình phạt bổ sung

5.Nguyên tắc thứ năm:  Án đã tuyên đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội thì không được tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

 

Mọi thắc mắc liên quan, mời Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN VÀ KHÔNG XÁC ĐỊNH THỜI HẠN

Hợp đồng lao động có hai loại là hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Căn cứ Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 về Loại hợp đồng lao động được quy định như sau:

1) Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

2)Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;

b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.

Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí
Liên hệ Luật STC để được tư vấn miễn phí

Phân tích về loại hợp đồng và cách ký hợp đồng thì:

Về hợp đồng không xác định thời hạn là loại mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng này thường dành cho nhóm đối tượng lao động lâu năm, có uy tín, có chức vị cao của khối doanh nghiệp. Trước khi ký kết hợp đồng này, hai bên đã có một khoảng thời gian làm việc với nhau, vì vậy có sự tin tưởng và gắn bó dẫn đến quyết định ký kết hợp đồng không xác định thời hạn. Đặc trưng của hợp đồng này, ký một lần nhưng có hiệu lực trong nhiều năm, vì vậy hai bên cần dự kiến trước các điều khoản có giá trị lâu dài.

Về Hợp đồng lao động xác định thời hạn là loại mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Phổ biến nhất là loại hợp đồng xác định 12 tháng kể từ ngày có hiệu lực hợp đồng. Loại hợp đồng này rất thông dụng với những người đi làm tại doanh nghiệp mà chưa có thời gian gắn bó lâu dài, điều khoản hợp đồng sẽ ghi rất rõ quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên.

Nếu người lao động và người sử dụng lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn ký lần thứ nhất, mà người lao động vẫn làm việc tại đó, nhưng chưa ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn thứ hai, thì thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng thứ nhất, trong vòng 30 ngày kể từ ngày hợp đồng thứ nhất hết hiệu lực. Đây là điều khoản bảo vệ cho người lao động, tuy đã chấm dứt hợp đồng thứ nhất, nhưng người lao động vẫn làm việc thì tháng đầu tiên khi đã hết hiệu lực hợp đồng quyền lợi và nghĩa vụ hai bên vẫn được xác định như hợp đồng thứ nhất.

Điều khoản giúp người lao động hiểu rõ, sau khi chấm dứt hợp đồng thứ nhất, sau 1 tháng kế tiếp, người lao động vẫn làm việc tại đó, mà hai bên không ký tiếp hợp đồng lao động thứ hai, thì hợp đồng thứ nhất mặc nhiên trở thành hợp đồng lao động không xác định, điều khoản thời hạn hợp đồng này bị vô hiệu. Như vậy, dù người lao động vẫn tiếp tục làm việc sau khi hết thời hạn hợp đồng, thì quyền lợi chế độ của người lao động vẫn được đảm bảo.

Nếu người lao động và người sử dụng lao động đã ký hai lần hợp đồng lao động xác định thời hạn, thì hợp đồng thứ ba phải là hợp đồng không xác định thời hạn. Đây là cách tăng thêm quyền và lợi ích lâu dài cho người lao động, và cũng là cách để doanh nghiệp giữ chân nhân sự phù hợp với doanh nghiệp sau một thời gian gắn bó.

Đây là các quy định về các loại hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động cần lưu ý để giao kết hợp đồng lao động với người lao động cho phù hợp với hoàn cảnh giao kết, tránh bị vi phạm hình thức hợp đồng về mục thời hạn hợp đồng, loại hợp đồng, và các quyền nghĩa vụ sau khi chấm dứt hợp đồng.

Quý Khách liên hệ: Công ty Luật TNHH STC

Văn phòng tại Hà Nội: Tầng 5, Tòa nhà AC, Ngõ 78, Phố Duy Tân, Phường Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Hotline: 0988873883

Email: stclawfirm.vn@gmail.com

Website: https://stclawfirm.com/

Văn phòng tại Thành phố Hồ Chí Minh: Landmark 81, Vinhomes Central Park, số 208 Nguyễn Hữu Cảnh và số 720A Điện Biên Phủ, phường 22, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.

 

0988873883